Tín dụng tăng trưởng nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay tiền
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến hết tháng 6, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này có vẻ như chỉ là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn.
Ông Nguyễn Danh Thuận, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ademax, bày tỏ các chính sách chỉ tập trung nhiều vào dự án lớn, các ngân hàng đưa ra gói tín dụng với yêu cầu tương đối cao, trong khi đó năng lực quản lý, xây dựng báo cáo minh bạch của các doanh nghiệp nhỏ để tiếp cận nguồn vốn khó.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi vẫn đến từ nội tại của các doanh nghiệp nhỏ khi những yêu cầu cơ bản như minh bạch thông tin, chiến lược kinh doanh hiệu quả, xây dựng uy tín… vẫn chưa được chú trọng.
Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng: "Những doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trước đến giờ bản thân họ đã không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngân hàng và phần lớn chỉ vay được dựa trên tài sản họ có, cho nên có bơm tín dụng nữa cũng chỉ vào các doanh nghiệp lớn. Thế nên, tăng trưởng tín dụng phải rõ là cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mới phản ánh được thực sự".
Theo ông Trần Văn Minh, Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội: các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu kinh nghiệm quản lý, quản trị, lịch sử kinh doanh chưa uy tín, khả năng kháng thể cũng chưa nhiều như doanh nghiệp lớn. Đấy là những lý do ngân hàng rất e ngại.
Theo Fiin Group, khoảng trống tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, gọi tắt là SME, ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay hiện tại. Doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp khi mức tổng nợ vay trên toàn hệ thống mới chỉ khoảng 10%.
Nhiều ý kiến cho rằng các tổ chức tín dụng nên tối ưu hóa danh mục cho vay đối với các SME để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng SME, đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ.
Việc các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường xây lắp dự kiến khoảng 33,5 tỷ USD và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt vô cùng tiềm năng mà dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mang lại, đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã:BSR) thông báo đã hoàn thành mục tiêu sản lượng năm 2024, đạt 5,73 triệu tấn sản phẩm vào ngày 18/11, sớm 43 ngày so với kế hoạch.
Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.
Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
0