Tín dụng xanh chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế

Tín dụng xanh mới chiếm 4,5% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, do đó cần thúc đẩy dòng vốn xanh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh.

Thông tin được các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam, những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Theo Tiến sĩ Bùi Thị Quỳnh Thơ - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bên cạnh chiến lược tăng trưởng xanh, Việt Nam đã xây dựng nhiều kế hoạch và chương trình hành động liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Việt Nam cũng cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tham gia các sáng kiến quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh.

Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam, Tiến sĩ Lê Xuân Sang- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đánh giá thị trường tài chính xanh của Việt Nam còn gặp nhiều thách thức như khung pháp lý chưa hoàn thiện, thông tin về tài chính xanh chưa đầy đủ và thiếu nhất quán dẫn đến khó khăn trong đầu tư và phát hành trái phiếu xanh. Các tiêu chuẩn đánh giá dự án xanh chưa rõ ràng, thiếu nhà đầu tư tổ chức, quy mô thị trường nhỏ và thanh khoản thấp.

Theo báo cáo, Việt Nam hiện đứng thứ hai trong ASEAN về quy mô phát hành nợ xanh, chỉ sau Singapore. Dù đã phát triển hơn 20% mỗi năm từ 2017, tín dụng và trái phiếu xanh tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội thảo lần thứ 12 (CIECI 2024) với chủ đề: “Chính sách và Thực hành xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho Thương mại và Đầu tư” vừa được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giá trị thương hiệu Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32 trong số 193 quốc gia được đánh giá và đạt 507 tỷ USD.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2019 - 2024.

Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024 đang diễn ra từ ngày 22 - 27/11 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì.

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Cả thị trường vàng thế giới và thị trường vàng trong nước vẫn chưa “hạ nhiệt” khi giá tiếp tục tăng mạnh.