Tín hiệu tích cực cho cải tạo chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.

Quyết định này tiếp tục thể hiện sự quyết tâm của Thành phố trong việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Thời gian hoàn thành lập đồ án Quy hoạch chi tiết là 6 tháng.

Đây là bản qui hoạch rất được người dân chờ đợi, bởi trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 sẽ xác định được rõ qui mô dân số, công trình sau khi được quy hoạch, cải tạo. Nói cách khác, nó là cơ sở để tính toán cụ thể sẽ có bao nhiêu tòa nhà, cao bao nhiêu tầng, phục vụ cho bao nhiêu nhân khẩu, bố trí ra sao.

Khu tập thể Nghĩa Tân là chung cư cũ đầu tiên được Hà Nội lập quy hoạch chi tiết 1/500 ở quy mô toàn khu (bao gồm 29 công trình), trước đó, việc cải tạo chung cư cũ chỉ được thực hiện với từng tòa nhà như: khu Kim Liên - Trung Tự hay Giảng Võ... Chỉ có cải tạo cả khu thì mới đảm bảo nâng cấp chất lượng cuộc sống của người dân, bởi chung cư cũ không chỉ căn hộ lạc hậu mà các tiện ích cũng bị ảnh hưởng như giao thông, hạ tầng…

Thực tế cho thấy, ngoài cơ chế, chính sách thì việc cải tạo chung cư cũ còn phụ thuộc khá nhiều vào quyết tâm của chính quyền địa phương. Việc Thành phố phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng cho hai khu tập thể Nghĩa Tân và thời gian tới là Trung Tự thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ cải tạo các khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ cho cả khu vực.

Theo chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030, Hà Nội sẽ triển khai cải tạo xây dựng lại 10 khu chung cư cũ. Với việc các bộ luật mới sớm có hiệu lực và đặc biệt là Luật Thủ đô được thông qua theo hướng trao nhiều quyền hơn cho Hà Nội khiến nhiều người đặt niềm tin vào việc cải tạo chung cư cũ.

Về những vấn đề cụ thể đều đã được đưa vào trong những điều của Luật Thủ đô sửa đổi như quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch kiến trúc đô thị hay những quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến định mức kỹ thuật xây dựng công trình của các ngành thì trong Luật Thủ đô lần này cũng đề xuất trao quyền cho Hà Nội trên cơ sở định hướng quy hoạch của Trung ương và Trung ương giám sát khi Hà Nội thực hiện.

Luật Thủ đô năm 2024 có quy định đối với trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo pháp luật về nhà ở thì UBND Thành phố được quyền thu hồi đất nhà chung cư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sau khi có từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi dự án đồng thuận.

Theo kế hoạch, dự kiến tháng 6/2025, thành phố sẽ hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.

Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.

Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.

Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.