Tin vào Detox Táo giảm cân, suýt mất mạng
Chia sẻ với phóng viên, bệnh nhân P.T.H (26 tuổi) cho biết, vì có nhu cầu giảm cân, chị H mua sản phẩm có tên gọi Detox Táo về sử dụng. Trong một lọ sản phẩm sẽ có hai loại viên giống thuốc màu vàng và xanh. Sau khi uống sản phẩm trong 10 ngày, chị có hiện tượng bị đau dây chằng; sau hai tuần sử dụng thì mắt đột ngột không nhìn thấy gì theo cơn. Được biết, chị H có tiền sử giảm tiểu cầu vô căn 11 năm, đã điều trị tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hai năm.
Cũng theo chị H, do quá tin tưởng người bán hàng trên mạng khi cam đoan trong thuốc không có chất cấm, đồng thời, người này cũng gửi giấy chứng nhận về độ an toàn của thuốc cho chị H khiến chị không ngần ngại đặt ngay 4 hộp về sử dụng.
Ngày 28/3, chị H xuất hiện hai cơn giảm thị lực, được chuyển vào Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, hình ảnh tổn thương lồi thể chai nên chị H được theo dõi do ngộ độc.
Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân uống sản phẩm giảm cân khoảng 10 ngày đã có các biểu hiện về thần kinh, mắt, tổn thương não rất rõ ràng, dùng kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Sibutramine là một loại chất đã bị cấm sử dụng trên người, vì chất này có thể gây những tổn thương ở người, gây nguy cơ đột quỵ não, đau thắt, nhồi máu cơ tim. Theo Bác sĩ Nguyên, thực tế đã ghi nhận nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng trộn những loại chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc trộn những chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng không đảm bảo. Riêng tại Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, trước đây, đã tiếp nhận những trường hợp ngộ độc những loại thực phẩm chức năng có chứa chất cấm.
Tràn lan thuốc giảm cân cấp tốc trên chợ mạng
Chỉ cần gõ từ khóa “thuốc giảm cân” trên mạng, trong thời gian ngắn đã cho ra hàng loạt các bài viết về các loại thuốc, kẹo giảm cân khác nhau. Các quảng cáo thường đi kèm theo lời quảng bá “thuốc không có tác dụng phụ, 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên”. Đặc biệt, để thu hút người xem, các “đại lý” còn sử dụng các chiêu trò mời gọi, dẫn dụ bằng cách quảng cáo “giảm cân nhanh”, “giảm cân cấp tốc”, hoặc đốt cháy lượng mỡ cứng đầu trong cơ thể vừa “nhanh hơn và dễ dàng hơn” bất kỳ phương pháp nào khác, đồng thời, khẳng định thuốc luôn trong tình trạng “cháy hàng” do nhu cầu làm đẹp tăng cao. Phần lớn lời mời chào bán thuốc giảm cân đều hứa hẹn sẽ giúp giảm cân nhanh chóng, khi uống thuốc sẽ không gây mệt mỏi, không bị tiêu chảy, đau bụng, huyết áp cao. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy.
Đừng chết vì giảm cân do thiếu hiểu biết
Theo nhận định của các chuyên gia, nguy hiểm nhất là có một số loại sản phẩm giảm cân làm tăng nguy cơ tai biến và huyết áp. Đặc biệt, các độc tính có trong sản phẩm sẽ trực tiếp phá hủy cầu thận không thể phục hồi. Với thực phẩm chức năng, đặc biệt là những sản phẩm được quảng cáo "thần thánh" cần thận trọng. Trước khi mua sản phẩm cần tìm hiểu kỹ, rõ nguồn gốc xuất xứ, tìm hiểu và mua sản phẩm ở những nơi uy tín để đảm bảo sức khỏe. Theo các bác sĩ, giảm cân để làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi người, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chị em không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như “thần dược”, tìm đến các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường sẽ để nhận hậu quả đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Biện pháp giảm cân an toàn và hiệu quả là chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý.
Theo Cục An toàn thực phẩm, căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BYT, Sibutramine thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin nêu trên.
Sibutramine là một loại tân dược, không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Hoạt chất Sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó đã bị cấm tại Singapore từ năm 2010 do làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tại Việt Nam, ngày 8/6/2010, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine. Năm 2011, Cục Quản lý dược cũng đã đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng đã rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0