Tinh gọn bộ máy để phát triển

Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả. Việc đẩy mạnh sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và của thành phố Hà Nội thời gian qua đã bước đầu đem lại kết quả.

Trong bài viết mới đây về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá: “Đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển”.

Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VX, tính đến hết năm 2023, cả nước đã giảm được trên 7.800 đơn vị sự nghiệp công lập, hiện còn lại trên 46.300 đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế công chức và biên chế sự nghiệp cũng giảm đáng kể.

Năm 2023, đã tinh giản trên 7 nghìn biên chế. Tính chung giai đoạn từ 2015 – 2023, cả nước đã tinh giản được gần 90 nghìn biên chế. Trong đó tại Bộ, ngành là gần 6 nghìn người, địa phương là trên 83.800 người.

Theo Bộ Tài Chính, dự kiến giảm chi thường xuyên giai đoạn 2022 – 2026 do giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước là trên 2.300 tỷ đồng.

Với Hà Nội, qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, thành phố đã giảm 8 chi cục; 38 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở; 850 phòng, đơn vị tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.  Thành phố đã giải quyết nghỉ tinh giản biên chế 38 đợt cho gần 2 nghìn trường hợp. Đặc biệt: thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hà Nội cũng đã giảm 58 đơn vị hành chính cấp xã.

Những con số này đã phần nào cho thấy kết quả đáng khích lệ từ việc đẩy mạnh sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước và của thành phố Hà Nội thời gian qua.

Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương đã bước đầu được tinh gọn, công tác tinh giản biên chế vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc sắp xếp chưa đồng bộ, bộ máy hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đầu mối, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục tinh giản, tinh gọn bộ máy theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ông Nguyễn Đức Hà  - Nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho hay: “Trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, tức là muốn nói đến tới đây phải tiếp tục làm mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, triệt để hơn nữa và hiệu quả hơn nữa. Có lẽ là khái niệm cách mạng tinh và tinh gọn tổ chức bộ máy, chúng ta phải hiểu theo góc độ như thế mới đúng".

Có một thực trạng đang tồn tại đó là biên chế nơi thừa, nơi lại thiếu. Để bảo đảm vừa tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế nhưng lại vẫn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm cao, thậm chí là sự hy sinh lợi ích của từng cán bộ, đảng viên.

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ cho biết: “Những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và phải đưa vào dạng tinh giản biên chế hoặc là ra khỏi công vụ để tìm một vị trí công tác khác phù hợp hơn đấy cũng là sự hy sinh. Ai cũng có chỗ đứng của mình dưới ánh nắng mặt trời, không làm chỗ này thì làm ở chỗ khác. Đấy là điều vô cùng bình thường, cốt là mình tìm được một công việc phù hợp với năng lực, sở trường của mình để mình phát huy".

Trong bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy nhằm xây dựng hệ thống chính trị thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Chính vì vậy, không thể vì khó mà không làm, vì khó mà chùn bước, bởi chỉ có một con đường duy nhất là tháo gỡ những rào cản, điểm nghẽn, thì đất nước mới có thể vươn mình vào kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam vào ngày 19/1, là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, trong cả tuần này, Bắc bộ duy trì hình thái thời tiết ngày nắng hanh, trời rét về đêm và sáng, chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm lớn.

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Xuân nhân ái – Tết sẻ chia”, trao quà từ quỹ “Vì người nghèo”.

Sáng 6/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, chiều 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao.