Tình hình tội phạm trên cả nước vẫn còn rất phức tạp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng nay 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.

Năm 2023, về cơ bản, tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ  điều tra, khám phá  tội phạm về trật tự xã hội đạt 81,61% ;  trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng  18%, trong đó  nhiều  loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại.

Thảo luận ở hội trường về các báo cáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, bức tranh chung về tình hình an ninh, trật tự xã hội trong năm 2023 còn những vấn đề đáng lo ngại khi tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.

Theo các đại biểu, năm 2023 kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Lợi dụng tình hình, tội phạm nổi lên. Công tác phòng chống tội phạm dù đã đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng như: số vụ giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, gây rối trật tự công cộng.

Theo đại biểu Hoàng Quốc Khánh, bức tranh chung về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2023 tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra, trong đó 1 số loại tội phạm tăng mạnh, nhất là tội phạm gây rồi trật tự công cộng không chỉ gây bất an cho nhân dân mà còn thể hiện những hạn chế nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm trên 1 số lĩnh vực.

Đại biểu Quốc thống nhất cao với 8 nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2024, trong đó,  t iếp tục tăng cường đấu tranh các loại tội phạm; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với 475/475 đại biểu bỏ phiếu thông qua, đạt tỷ lệ 100% tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội.

Sáng 20/5, tại phiên họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá rất cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Chiều nay (20/5), Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Sau khi nghị quyết được thông qua, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trước giờ khai mạc kỳ họp, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng nay (20/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội từ 20/5 đến sáng 22/5.