Tình hình xung đột Israel-Hamas
Trước nguy cơ xung đột lan rộng ra cả khu vực, lãnh đạo nhiều nước và các tổ chức quốc tế lớn đang ráo riết thúc đẩy các giải pháp ngoại giao nhằm tìm cách tháo gỡ căng thẳng.
Mới đây nhất, Iran đã cảnh báo trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội ngày 14/10 rằng nếu "tội ác chiến tranh và diệt chủng" của Israel không được ngăn chặn thì tình hình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, gây ra "những hậu quả sâu rộng".
Về phía quân đội Israel khẳng định đã sẵn sàng “mở rộng cuộc tấn công” vào Gaza, bao gồm “các cuộc tấn công phối hợp từ trên không, trên biển và trên bộ”.
Theo thống kê mới nhất, ít nhất 2.215 người Palestine đã thiệt mạng và 8.714 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào Gaza. Số người thiệt mạng ở Israel đã lên tới 1.300 người, hơn 3.400 người bị thương. Tại Bờ Tây bị chiếm đóng, số người Palestine thiệt mạng do hỏa lực của Israel trong tuần qua đã lên tới 50 người.
Giữa bối cảnh xung đột giữa quân đội Israel và lực lượng phong trào hồi giáo Hamas đang leo thang, hàng nghìn người đã tuần hành ở London, Anh để bày tỏ tình đoàn kết với người Palestine cũng như phản đối bạo lực. Các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở một số thành phố khác của Vương quốc Anh, bao gồm cả Manchester.
Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.
Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.
Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này đang xem xét tăng quy mô lực lượng vũ trang lên 230.000 người, trong bối cảnh Đức và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ trước các thách thức địa chính trị hiện nay.
Trong khi quân Nga và Ukraine giao tranh khốc liệt trên chiến trường, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một cuộc đấu tên lửa với phương Tây để chứng minh tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik mới của Nga có thể đánh bại bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
Cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine được Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức quân đội Nga thảo luận, đánh giá công khai trong một cuộc trao đổi được truyền hình cho công chúng biết tường tận ở Nga.
0