Tinh hoa nghệ thuật được kể từ ngôi đình Chèm

Ngày 18/11 tới đây, “Linh thiêng đình Chèm – Dòng chảy tinh hoa” sẽ diễn ra tại đình Chèm với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, nhằm lan tỏa, tôn vinh các loại hình nghệ thuật truyền thống, những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Sáng nay (10/11), buổi gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm – Dòng chảy tinh hoa” đã diễn ra tại đình Chèm, xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm.

Duy trì và lan toả tinh hoa vùng đất cổ 

Tham dự buổi gặp gỡ có bà Lê Thị Thu Hương – UVBTV quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Trưởng ban Chỉ đạo; Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Phó ban Chỉ đạo chương trình; Đạo diễn Mai Thanh Tùng, NSND Lê Chức cùng đại diện cơ quan báo chí.

Trưởng ban Chỉ đạo chương trình Lê Thị Thu Hương – UVBTV quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm

Tại buổi họp báo, bà Lê Thị Thu Hương chia sẻ, Quận Bắc Từ Liêm hiện có 136 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa gồm một di tích cấp quốc gia đặc biệt đình Chèm, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp thành phố. Quận cũng có 29 lễ hội truyền thống, trong đó có ba lễ hội đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đó là: Lễ hội Đình Chèm, phường Thụy Phương; Lễ hội Bơi Đăm, phường Tây Tựu; Lễ hội kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ, phường Phúc Diễn. Ngoài ra, quận còn có 26 di tích cách mạng kháng chiến (trong đó có 23 di tích đã được UBND Thành phố quyết định gắn biển).

Hàng năm, quận thường xuyên tổ chức toạ đàm khoa học về giá trị các di tích và lễ hội tiêu biểu như: di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, làng cổ khoa bảng Đông Ngạc, di sản văn hoá phí vật thể lễ hội Bơi Đăm, di sản văn hoá phi vật thể lễ hội kết chạ Kiều Mai - Phú Mỹ, thu hút khách du lịch, tham quan trong nước và quốc tế nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học về các di tích.

Đình Chèm nằm dọc theo bờ đê sông Hồng, là ngôi đình cổ được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là thế mạnh của Bắc Từ Liêm và quận có định hướng khai thác tiềm năng này.

“Chúng tôi mong muốn vùng đất linh thiêng này được nhiều người biết đến. Bởi thế, chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm – Dòng chảy tinh hoa” chính là để giới thiệu đến du khách mọi miền và quốc tế, kết nối văn hóa với các vùng miền, để phát huy giá trị văn của các di tích, di sản trên địa bàn huyện” – bà Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Không chỉ là lễ hội văn hoá, còn là sự kiện góp phần giáo dục di sản cho giới trẻ

Chương trình “Linh thiêng đền Chèm – Dòng chảy tinh hoa” năm 2023 nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Các nhà báo đặt câu hỏi tại buổi gặp gỡ

“Với một khát vọng cống hiến của những người trẻ, của tờ báo trẻ, và với trách nhiệm của cơ quan tuyên truyền, tới đây chúng tôi sẽ còn tiếp tục nhiệm vụ này, hành trình này, qua các chương trình khác để góp phần vào phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” – Ông Nguyễn Mạnh Hưng nói.

Với chương trình nghệ thuật này, bằng ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn, ban tổ chức sẽ giới thiệu về ngôi đình Chèm linh thiêng bên bờ sông Hồng, tôn vinh nghệ thuật truyền thống như ca trù, hát văn, trình diễn áo dài, xòe Thái, quan họ… mang hồn dân tộc thông qua các tiết mục đặc sắc.

Bằng nghệ thuật biểu diễn, bằng trực quan, âm thanh và công nghệ 3D hiện đại, lớp khán giả trẻ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và từ đó biết yêu, trân trọng, gìn giữ và ứng xử văn minh với những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, để những di tích, di sản được “đánh thức” và “bừng sáng”.

Hoành tráng sân khấu thực cảnh 

Theo đạo diễn Mai Thanh Tùng, đây là chương trình rất công phu với hai sân khấu, trong đó có một sân khấu thực cảnh dưới nước. Bằng âm nhạc, lời bình, sự tham dự của những ca sỹ như Tùng Dương, Thái Thùy Linh, Kyo York, chương trình sẽ kể về những tinh hoa nghệ thuật từ ngôi đình cổ.

Đáng chú ý, trong đó có tiết mục Xòe Thái – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; tiết mục biểu diễn quan họ, màn trình diễn áo dài đặc sắc. Chương trình với sự tham gia của 500 diễn viên, nghệ sĩ.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm – bà Lê Thị Thu Hương, quận đã thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức lễ hội và 3 đội phản ứng nhanh tại sự kiện; liên tục họp ban chỉ đạo để triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên chỉ đạo các lực lượng chức năng xây dựng phương án đảm bảo toàn diện các yếu tố về an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phân luồng giao thông đường bộ đường thuỷ, cung ứng điện, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, phối hợp với các đơn vị truyền thông để cùng tổ chức chương trình...

“Đây là lần đầu tiên quận tổ chức một chương trình nghệ thuật biểu diễn quy mô, nên chúng tôi đã tổ chức khảo sát hiện trường để lên tổng mặt bằng và tính toán các tình huống có thể xảy ra nhằm đảm bảo tổ chức chương trình an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; cử các lực lượng chốt trực tại các vị trí để phân luồng và điều tiết giao thông." - bà Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương tặng hoa cho các đơn vị, cá nhân đồng tổ chức.

Chúng tôi cũng bố trí các trạm thu phát sóng lưu động, đảm bảo mạng internet thông suốt cho 30.000 người tham dự; đồng thời, bố trí màn hình LED để Nhân dân có thể tiện theo dõi sự kiện quy mô, hoành tráng và ý nghĩa này” – Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.