Tính năng hỗ trợ người lái nâng cao có an toàn?

Ngày nay, nhiều xe ô tô đã được trang bị công nghệ ADAS - hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao để giảm thiểu những tai nạn không mong muốn. Vậy các tính năng ADAS trên xe hiện nay bao gồm những gì?

Công nghệ ADAS hay còn được gọi là Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao, là một hệ thống điện tử được thiết kế để cung cấp các chức năng hỗ trợ người lái xe để việc vận hành phương tiện được thuận tiện hơn và an toàn hơn.

Trước hết, ADAS gồm có hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (ACC - Adaptive Cruise Control). Hệ thống này được đánh giá là hữu ích trên cao tốc khi có thể tự động tăng, giảm tốc độ, dừng xe và giữ khoảng cách trong ngưỡng được cho là an toàn.

ADAS còn cung cấp hệ thống định vị cho người sử dụng như: đỗ xe tự động, hỗ trợ điểm mù, tránh va chạm, hỗ trợ giữ làn đường, điều hướng GPS và kiểm soát tốc độ. Bên cạnh đó còn có các tính năng như phát hiện lái xe buồn ngủ, mất tập trung.

Công nghệ ADAS cung cấp hệ thống định vị cho người sử dụng.

Công nghệ ADAS còn có tính năng tự động phanh khẩn cấp sử dụng các cảm biến để phát hiện người lái đang trong quá trình va vào xe khác hoặc các vật thể khác trên đường. Tính năng này có thể đo khoảng cách của các phương tiện hay vật thể gần đó và cảnh báo người lái xe về mọi nguy hiểm.

Tuy nhiên, Hiệp hội ô tô Mỹ đã đưa ra khuyến cáo sau một số thử nghiệm rằng, hệ thống phanh khẩn cấp tự động không phải lúc nào cũng được kích hoạt đúng lúc. Các tài xế không nên hoàn toàn dựa vào hệ thống phanh khẩn cấp mà chỉ nên sử dụng hệ thống này để hỗ trợ.

Trên thực tế, hầu hết nguyên nhân của các vụ tai nạn đều liên quan đến con người, có thể do ngủ gật, không tập trung khi lái xe hoặc xử lý tình huống không kịp thời trên đường.

Khi bật hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS, tài xế cần tập trung, luôn đặt tay trên vô lăng để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Bên cạnh đó, lái xe cũng cần kiểm tra, đảm bảo các cảm biến, camera trên xe không bị bẩn, che khuất hoặc hư hỏng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 2.400 xe Cybertruck lại vừa bị gọi hồi xưởng do có khả năng gặp lỗi ở bộ biến tần khiến xe bất ngờ chết máy. Đây là lần thứ 6 trong năm nay mẫu xe này phải triệu hồi.

Gần 115.000 xe của Volkswagen sản xuất trước năm 2019 tại Mỹ vừa bị gọi hồi xưởng để sửa chữa do có nguy cơ nổ túi khí dù không xảy ra va chạm.

Cơ quan Quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã áp đặt khoản phạt dân sự lên tới 165 triệu USD đối với hãng xe Ford. Lý do là Ford đã trì hoãn việc triệu hồi hơn 600.000 chiếc xe ô tô có lỗi ở camera chiếu hậu.

Porsche được biết đến là một hãng xe hiệu suất cao đi kèm với đó là những trang bị an toàn. Tuy nhiên, mới đây hãng này cũng đã phải phát đi thông báo gọi sửa chữa hơn 1.800 xe tại Mỹ để khắc phục lỗi.

Vào cuối tháng 11 này, sự chú ý của những người đam mê mẫu xe này sẽ hướng đến Nevada, khi chiếc Mercedes-Benz 300 SL Gullwing cuối cùng được chế tạo được đem ra đấu giá.

Hãng xe Nhật Suzuki vừa cho ra mắt mẫu sedan hạng A Drize tại Ấn Độ, mẫu xe đầu tiên của Suzuki đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Global NCAP.