Tình người trong cơn bão
Mảnh đất Thanh Hóa quê tôi nằm ở vị trí cuối miền Bắc, đầu miền Trung. Nơi đây như là cái rốn của thiên tai. Mùa đông thì rét mướt, mùa hè thì gió Lào nắng gắt, mùa thu thì bão lũ. Vì vậy, tôi đã từng chứng kiến và trải qua rất nhiều cơn bão.
Khi mùa mưa bão sắp đến, con sông Chu, sông Mã lại ngầu đục nước. Nếu không có hệ thống đê bao bảo vệ thì nước lũ từ hai con sông này sẽ nuốt chửng rất nhiều nhà cửa, làng mạc.
Bố tôi đã nhiều lần vắng nhà mấy ngày liền để đi đắp đê. Mỗi nhà ít nhất một người tự nguyện tham gia tu sửa, bảo dưỡng đê điều hàng năm. Việc đắp đê thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của mọi người để hạn chế bớt hậu quả của bão lũ.
Thế nhưng, đê ngăn được nước sông chứ không ngăn được gió, không ngăn được mưa. Có lần, gió bão đã thổi sạt một góc mái ngói nhà tôi. Cây ăng ten của cái ti vi đen trắng trơ trọi. Những thanh nhôm trên giàn ăng ten bay khắp nơi, cách nhà cả vài chục mét.
Mấy quả bưởi mẹ nói để dành đến cuối năm giỗ bà cũng rụng hết. Vườn rau tả tơi. Lúa ngoài đồng ngả rạp dù hạt vẫn còn xanh. Chỉ vài tiếng quần thảo thôi, cơn bão đã cướp đi công sức mấy tháng của cả nhà. Những nhà hàng xóm xung quanh cũng thiệt hại như vậy hoặc nặng nề hơn.
Nghe tin báo bão, ai cũng mong nó đến vào ban ngày, vì ban ngày còn ánh sáng, mọi người còn nhìn thấy nhau. Nhưng cũng có cơn bão đổ vào ban đêm. Ở trong nhà, nghe mưa rào rào trên mái ngói, nghe gió gào rú ngoài cửa, lại thêm bóng đêm đặc quánh khiến ai cũng lo lắng, sợ hãi. Sáng ra thấy cả nhà an toàn, thấy hàng xóm láng giềng đủ người mới yên tâm được phần nào.
Bão vừa tan thì hoàn lưu bão ập đến. Mưa trút xuống liên tục ngày đêm không dứt. Nước dâng lên nhanh chóng. Lần nào nhẹ thì ngập đồng ruộng, tràn ao cá. Lần nào nặng thì nước ngập vào tận nhà. Tôi thấy rõ sự lo lắng khi mẹ cứ liên tục thở dài. Bố thì tầm một, hai tiếng lại lấy viên gạch, vạch một dấu ở góc này, một dấu ở góc kia để dánh dấu mức nước.
Khi nước vào đến sân thì con lợn nái được xua lên góc hè, con trâu được dắt đi gửi ở chỗ mấy nhà chưa ngập. Tôi thì lo soạn hết sách vở bỏ vào cái bao nilong to, cột chặt lại. Củi ướt, rơm mục, nồi cơm nấu xong nửa sống nửa chín.
Trời vẫn mưa và nước tiếp tục dâng lên. Rồi cả tôi cũng được mang đi gửi. Bố mượn đâu được cái thuyền nhỏ chở tôi và bịch sách vở gửi lên làng trên ở tạm. Còn anh chị và bố mẹ vẫn ở lại để chống lũ, giữ nhà.
Mấy chuyện như đi xin cơm, xin rau, xin dưa, xin cà hay gửi nhờ đồ đạc, ở nhờ nhà ai đó là chuyện bình thường ở quê tôi vào mùa mưa bão. Lá lành đùm lá rách.
Đối diện với khó khăn, thiên tai, xóm giềng dang tay ra mà giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người học cách thích nghi để không chủ quan, bất ngờ khi đối diện với bất trắc.
Thích nghi để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại. Thích nghi để không kêu ca, phàn nàn. Thích nghi để không thấy mình lẻ loi, nhỏ bé, đáng thương trước sức mạnh của mẹ thiên nhiên. Thích nghi để tồn tại, gắn bó và phát triển quê hương. Có lẽ thiên tai triền miên đã góp phần tôi rèn nên những phẩm chất đáng quý này của người miền Trung.
Hiện tại, tôi đang ở miền Nam. Mấy hôm nay theo dõi thông tin cơn bão số 3 càn quét một loạt các tỉnh miền Bắc mà nhói lòng. Thương và lo lắng cho những gia đình có người thân không may gặp nạn do bão. Thương cho biết bao nhiêu người đang bị mắc kẹt, đang bị cô lập vì nước ngập sâu.
Không giao thông, không điện, không nước, có người không có cả cơm ăn. Thương cho những công trình, những ngôi nhà và rất nhiều sản nghiệp bỗng chốc tan hoang. Thương những anh chiến sĩ bộ đội, công an, lực lượng xung kích hàng đầu đã có mặt ở những nơi nguy hiểm nhất để bảo vệ, cứu nạn nhân dân.
Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ chứ không có ngày đêm – dó là tinh thần của người chiến sĩ vì nhân dân quên mình. Trong khi làm nhiệm vụ, có những người lính đã không thể trở về. Thật là đau xót.
Tôi cũng thật xúc động khi chính quyền các cấp ở những nơi bị bão số 3 càn quét đã chủ động, tích cực hỗ trợ người dân bảo vệ tính mạng, tài sản. Xúc động trước hình ảnh những chiếc xe ô tô chắn gió cho người đi xe máy trên đường.
Những suất cơm gửi tới người vùng lũ, những số điện thoại nhận hỗ trợ miễn phí và rất nhiều những hình ảnh đẹp khác được chia sẻ trên zalo, facebook. Trong thiên tai, hoạn nạn, tôi thấy tình người mênh mang.
Thiên tai là không thể tránh khỏi. Thương lắm những Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang…! Rồi hậu quả của cơn bão số 3 sẽ sớm được khắc phục.
Cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại.
Ngày mai nắng sẽ lên.
Sau cơn mưa trời lại sáng.
Những dự cảm về ngày chiến thắng khải hoàn đều xuất phát từ một niềm tin son sắt, tin vào sức mạnh của đồng bào, vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tin vào cuộc đấu tranh chính nghĩa dành độc lập, tự do của cả dân tộc. Đó cũng chính là động lực lớn lao nhất mang lại chiến thắng và ngày về trong khải hoàn lịch sử cách đây đúng 70 năm: 10/10/1954.
Diện mạo mới trên đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo; Đường Trần Phú đẹp và xanh mát; Vỉa hè đường Long Biên 1 bị chiếm dụng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất; Xử lý dứt điểm các dự án vướng mắc pháp lý; Đấu giá đất cho tổ chức - hạ tầng sẽ đồng bộ… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường Đại học Trinity Dublin; Sáng mãi tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”; 35 năm FDI, những đóng góp quan trọng cho kinh tế Thủ đô; Khẩn trương đánh giá, kiểm soát các điểm sạt lở trên núi Ba Vì; Israel không kích trung tâm Liban... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Thép Xanh Nam Định chia điểm trên sân nhà; CLB Phong Phú Hà Nam vô địch lượt đi; ĐT Brazil vào chung kết Futsal World Cup 2024... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; Chuyển đổi số - đòn bẩy phát triển doanh nghiệp; Đồng USD tăng mạnh so với đồng yên... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0