Tình trạng khô hạn ở hồ Titicaca
Trước đây, ông Manuel Flores thường sử dụng thuyền để chăm lo việc trồng cấy và chăn nuôi gia súc quanh khu vực hồ Titicaca, giờ đây ông chỉ còn cách đi bộ trên đáy hồ đã khô cạn. Việc thiếu phương tiện di chuyển, cùng nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, khiến công việc của ông trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Ông Manuel Flores, người dân Bolivia cho hay: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến hồ Titicaca khô cạn đến thế. Khu vực canh tác đã biến mất vì thiếu nước. Trước kia, khi đến mùa khô, nước có giảm đi, nhưng sau đó khi mưa đến, lượng nước sẽ trở lại như cũ. Còn hiện giờ, nước đã xuống thấp kỷ lục, dù có mưa trở lại thì phải mất vài năm hồ mới đạt được lượng nước ban đầu. Lúc trước chúng tôi có thể di chuyển bằng thuyền, nhưng giờ không còn cách nào khác ngoài đi bộ.”
Tình trạng hồ bị cạn kiệt được các chuyên gia cho rằng, có liên quan trực tiếp đến việc biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng cao.
Ông Xavier Lazzaro, nghiên cứu sinh, Viện nghiên cứu phát triển Pháp cho hay: "95% lượng nước mất đi từ hồ là do bốc hơi, cho thấy điều này hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn do biến đổi khí hậu gây ra".
Ông Rodney Camargo, đại diện Quỹ Amigos de la Naturaleza cho biết: "Có những nguyên nhân cục bộ mà chúng tôi biết như nạn phá rừng, hỏa hoạn, hay hoạt động xây dựng của con người. Xét theo phương diện toàn cầu, biến đổi khí hậu, các hiện tượng như El Nino và La Nina gây ra lũ lụt và hạn hán".
Theo Map Biomas Agua, đơn vị đã theo dõi sự thay đổi mực nước sông hồ trong khu vực, ở Bolivia đã chứng kiến lượng nước của sông và đầm phá giảm đến 39% trong 20 năm trở lại đây. Điều khiến các nhà khoa học lo lắng hơn là hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục làm trầm trọng tình trạng khô hạn tại hồ, bởi vì lượng mưa sẽ giảm cộng với nhiệt độ tăng cao. Theo như báo cáo của bộ phận giám sát nơi đây, mỗi ngày mực nước càng giảm.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
0