Tình trạng phân biệt đối xử trẻ em trên khắp thế giới

Tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với trẻ em đang diễn ra lan tràn ở khắp các quốc gia trên thế giới. Đây là đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) trong báo cáo vừa công bố nhân ngày Thiếu nhi thế giới 20/11.

Sự loại trừ và phân biệt đối xử trong thời thơ ấu gây ra tác hại có thể kéo dài suốt đời.

Báo cáo mới nhất tựa đề "Quyền bị từ chối: tác động của phân biệt đối xử đối với trẻ em" vừa được công bố trước Ngày Thiếu nhi Thế giới (20/11) hàng năm. Theo đó, trẻ em từ các nhóm dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo tại 22 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tụt hậu xa so với các bạn cùng trang lứa về kỹ năng đọc. Trung bình, học sinh từ 7-14 tuổi thuộc nhóm thuận lợi nhất có khả năng có kỹ năng đọc cơ bản cao hơn gấp đôi so với những học sinh thuộc nhóm ít thuận lợi nhất.

Tình trạng phân biệt đối xử và sự loại trừ xã hội làm sâu sắc thêm tình trạng thiếu thốn và nghèo đói giữa các thế hệ, đồng thời dẫn đến tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và kết quả học tập của trẻ em kém hơn, khả năng bị giam giữ cao hơn, tỷ lệ mang thai cao hơn ở các bé gái vị thành niên, tỷ lệ việc làm và thu nhập ở tuổi trưởng thành thấp hơn.

“Sự loại trừ và phân biệt đối xử trong thời thơ ấu gây ra tác hại có thể kéo dài suốt đời,” Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russell phát biểu trong buổi ra mắt báo cáo, "Điều này làm tổn thương tất cả chúng ta. Bảo vệ quyền của mọi trẻ em - dù chúng là ai, chúng đến từ đâu - là cách chắc chắn nhất để xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn cho tất cả mọi người."

 “Không chỉ vào Ngày Thiếu nhi Thế giới, mà tất cả những ngày khác trong năm, mọi trẻ em đều có quyền được hòa nhập, được bảo vệ và có cơ hội bình đẳng để phát huy hết tiềm năng của mình,” Bà Catherine Russell nói, "Tất cả chúng ta đều có sức mạnh để chống lại sự phân biệt đối xử với trẻ em -- ở quốc gia, cộng đồng, trường học, gia đình và trái tim chúng ta. Chúng ta cần sử dụng sức mạnh đó."

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ngày 17/5 đã chỉ trích các đối thủ vì cáo buộc Bình Nhưỡng bán vũ khí cho Nga để phục vụ cuộc xung đột với Ukraine.

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.

Sau khi đối phó thành công với loạt tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái Iran trong tháng trước, hệ thống phòng thủ Arrow của Israel trở nên đắt khách. Lãnh đạo tập đoàn Israel Aerospace Industries cho biết nhiều quốc gia đang quan tâm đến việc mua công nghệ này.

Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Arab lần thứ 33 đã diễn ra tại thủ đô Manama của Bahrain. Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm nhiều vấn đề, ưu tiên hàng đầu là chấm dứt cuộc xung đột tại Dải Gaza và ủng hộ mong muốn chính đáng của người Palestine về một nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền.

Các nước Thái Bình Dương gần quần đảo New Caledonia kêu gọi các bên liên quan giảm căng thẳng tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, cũng như hối thúc Chính phủ Pháp và chính đảng tại New Caledonia quay lại đàm phán.

Tổng thống Ukraine Zelensky vừa đến thành phố Kharkov, khi Nga tăng sức ép với phòng tuyến của Ukraine tại tỉnh biên giới Đông Bắc.