Tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông

Sau Hà Nội đến lượt TP. Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không hiển thị đếm lùi giây tại chốt đèn tín hiệu giao thông ở một số giao lộ lớn. Điều chỉnh này được kỳ vọng nhằm giảm thiểu các hành vi vượt đèn đỏ hoặc tăng tốc tại các nút giao.

Theo các chuyên gia giao thông, việc điều chỉnh lại tín hiệu đèn giao thông cũng được đánh giá là một giải pháp đúng hướng, nhằm tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông phù hợp với từng thời điểm. Tuy nhiên, đối với nhiều người dân dường như nó đi ngược hoàn toàn với xu hướng phát triển của đèn tín hiệu giao thông tại Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Việc điều chỉnh lại tín hiệu đèn giao thông cũng được đánh giá là một giải pháp đúng hướng, nhằm tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông phù hợp với từng thời điểm.

Vừa qua, Hà Nội đã thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh điều chỉnh theo tình hình giao thông thực tế. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng, hệ thống đèn cũ được khôi phục lại.

Là tài xế taxi thường xuyên lưu thông trên trục đường Võ Chí Công, với anh Dương việc bỏ đèn giao thông đếm giây khiến người điều khiển phương tiện luôn trong trạng thái bị động.

"Không có cái đồng hồ đếm giây nên mình đi từ xa mình cứ phải rà rà phanh để nhỡ có đèn đỏ thì mình dừng lại, như thế thành ra các phương tiện phía sau cũng phải rà phanh theo, dẫn đến ùn tắc phía sau", một tài xế taxi cho biết.

Còn anh Nguyễn Việt Hoàng, xã Đông La, huyện Hoài Đức cho hay: "Nên giữ cái phần đếm giây, nếu không có đếm giây ví dụ chuyển từ đỏ sang xanh, nó gây bất ngờ cho mọi người. Nếu xuất phát quá nhanh thì gây rủi ro cao. Cái việc có giây dễ dàng cho người di chuyển từ xa đến thì dễ dàng hơn, có giây thì người ta nhìn lượng thời gian còn dài thì mọi người có thể tắt máy đi giảm lượng khí thải ra môi trường".

Rõ ràng, sự chủ động vẫn được người dân đặt lên hàng đầu khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, cũng chính vì sự chủ động này đã dẫn đến rất nhiều trường hợp lợi dụng khoảng thời gian ít ỏi trước các pha đèn tín hiệu để vượt đèn đỏ hoặc phóng nhanh cố vượt qua nút giao.

Cũng có không ít ý kiến trái chiều về việc điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông.

TS. Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho biết: "Trong tình trạng văn hóa giao thông còn nhiều bất cập, thì không sử dụng đồng hồ đếm ngược ở các ngã tư nó sẽ giúp người dân có cái tính điềm đạm hơn khi tham gia giao thông. Chủ động điều chỉnh tốc độ của mình khi đến nút giao vì không chắc là mấy giây nữa thì chuyển đèn đỏ, mấy giây nữa thì chuyển đèn xanh. Hiện nay, chúng ta đang có xu hướng áp dụng hệ thống giao thông thông minh vào công tác điều chỉnh, tổ chức giao thông nhằm tăng tối đa hiệu quả của vận tải khách công cộng, từ đó giảm thiểu xe cá nhân. Nếu duy trì đồng hồ đếm giây sẽ không thể áp dụng giải pháp này".

TS. Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông cho rằng: "Ở các nước tiên tiến, người ta bố trí trên xe bus một thiết bị liên hệ với hệ thống đèn tín hiệu. Khi xe bus gần tới nút giao thì pha đèn sẽ được chuyển sang xanh cho xe bus đi trước. Các hướng khác chuyển vàng. Đó là ở các nước tiên tiến và tương lai Hà Nội và TP. HCM chỉ phải tiến tới áp dụng cái xe bus ưu tiên. Chót áp dụng cái đồng hồ đếm giây rồi thì chúng ta cứ sử dụng, còn bao giờ áp dụng cái hệ thống đèn tín hiệu thông minh, ưu tiên cho xe bus thì chúng ta khóa lại".

Có thể thấy, hiện vẫn còn rất nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Giải pháp nào cũng có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Chỉ là chúng ta cần chọn giải pháp nào có nhiều ưu điểm hơn và phù hợp xu hướng phát triển của giao thông tại nước ta.

Việc thí điểm điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau.

Việc các đô thị lớn ở nước ta tiến hành thí điểm sẽ có thêm dữ liệu khoa học để so sánh và đánh giá. Tuy nhiên, việc thí điểm nên triển khai ở nhiều giao lộ có tình hình giao thông khác nhau. Từ đó mới có kết quả toàn diện để áp dụng phù hợp cho từng khu vực vì bộ đếm giây cũng rất cần thiết ở nhiều nơi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.