Tò he, điểm nhấn văn hóa trên phố đi bộ hồ Gươm
Theo những người cao niên trong làng Xuân La, nghề nặn tò he là một nghề truyền thống xuất hiện khoảng 400 - 500 năm trước.
Nhờ tài năng, trí tưởng tượng phong phú kết hợp đôi bàn tay khéo léo, những nghệ nhân làng nghề tò he Xuân La đã "biến” cục bột nặn vô tri vô giác thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu mang đậm nét văn hóa Việt.
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột gạo dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò... Ngày nay, các nghệ nhân làng nghề Xuân La đã sáng tạo, nặn nhiều hình thù phong phú…
Tò he trước đây được trộn màu có nguồn gốc từ thực vật như hoa hoè, củ nghệ, quả gấc, cây nhọ nồi... nên có thể ăn được. Hiện tại, để tiện lợi và phù hợp với thị yếu của khách hàng, các nghệ nhân đã có nhiều cải tiến với món đồ chơi dân gian này.
Từ khi không gian quanh hồ Gươm trở thành tuyến phố đi bộ vào những ngày cuối tuần, những sạp tò he của những nghệ nhân làng Xuân La đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo trên phố đi bộ. Dãy tò he rực rỡ sắc màu luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của những bạn trẻ và du khách.
Đều đặn vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, những nghệ nhân làng Xuân La lại có mặt tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm để tham gia trình diễn, quảng bá văn hóa dân gian, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi dân gian nặn tò he.
Đồ nghề khá đơn giản: chỉ một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he trưng bày, thế nhưng những gian hàng tò he luôn là nơi níu chân khách du lịch ghé qua.
Không chỉ là một thứ đồ chơi dân gian mang đậm hồn dân tộc, tò he từ lâu đã được xem như những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người. Với sự xuất hiện của không gian tò he ở phố đi bộ hồ Gươm vào mỗi dịp cuối tuần đã góp phần giữ gìn, quảng bá văn hóa dân gian Việt Nam.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0