Tò he, điểm nhấn văn hóa trên phố đi bộ hồ Gươm
Theo những người cao niên trong làng Xuân La, nghề nặn tò he là một nghề truyền thống xuất hiện khoảng 400 - 500 năm trước.
Nhờ tài năng, trí tưởng tượng phong phú kết hợp đôi bàn tay khéo léo, những nghệ nhân làng nghề tò he Xuân La đã "biến” cục bột nặn vô tri vô giác thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu mang đậm nét văn hóa Việt.
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột gạo dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò... Ngày nay, các nghệ nhân làng nghề Xuân La đã sáng tạo, nặn nhiều hình thù phong phú…
Tò he trước đây được trộn màu có nguồn gốc từ thực vật như hoa hoè, củ nghệ, quả gấc, cây nhọ nồi... nên có thể ăn được. Hiện tại, để tiện lợi và phù hợp với thị yếu của khách hàng, các nghệ nhân đã có nhiều cải tiến với món đồ chơi dân gian này.
Từ khi không gian quanh hồ Gươm trở thành tuyến phố đi bộ vào những ngày cuối tuần, những sạp tò he của những nghệ nhân làng Xuân La đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo trên phố đi bộ. Dãy tò he rực rỡ sắc màu luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của những bạn trẻ và du khách.
Đều đặn vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, những nghệ nhân làng Xuân La lại có mặt tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm để tham gia trình diễn, quảng bá văn hóa dân gian, phục vụ du khách trải nghiệm trò chơi dân gian nặn tò he.
Đồ nghề khá đơn giản: chỉ một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he trưng bày, thế nhưng những gian hàng tò he luôn là nơi níu chân khách du lịch ghé qua.
Không chỉ là một thứ đồ chơi dân gian mang đậm hồn dân tộc, tò he từ lâu đã được xem như những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người. Với sự xuất hiện của không gian tò he ở phố đi bộ hồ Gươm vào mỗi dịp cuối tuần đã góp phần giữ gìn, quảng bá văn hóa dân gian Việt Nam.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.
Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.
0