Toàn cảnh siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Tháng 3 tới đây là thời điểm Bộ GTVT trình Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đây là dự án có quy mô rất lớn, có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt. Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, dự án đã nhận sự quan tâm rất lớn từ người dân, các chuyên gia và đang được nghiên cứu, đánh giá toàn diện để lựa chọn phương án đầu tư, công nghệ, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 60 tỷ USD. Tổng chiều dài dự kiến của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam khoảng 1.545km, đi qua 20 tỉnh với 23 nhà ga, không có gia cắt đồng mức với đường bộ. Đường ray được thiết kế là đường đôi, khổ 1.435 mm. Đoàn tàu được điện khí hóa. Tốc độ khai thác tối đa khoảng 350 km/h và đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Thời gian di chuyển từ Ga Ngọc Hồi đến Ga Thủ Thiêm, nếu dừng tại 6 ga là 5h26p, nếu dừng đủ 23 ga là 7h54p.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn triển khai. Giai đoạn 1 gồm đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM. Tổng chiều dài 2 đoạn này khoảng 665km với tổng mức đầu tư là 24,72 tỷ USD. Thời gian thi công dự kiến trong 4 năm, từ 2027 – 2031 và đưa vào khai thác từ 2032. Giai đoạn 2 triển khai đoạn Vinh – Nha Trang với chiều dài 894km với tổng mức đầu tư khoảng 33,99 tỷ USD. Thời gian thực hiện dự kiến trong 10 năm, từ 2040-2050.

3 phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Ảnh minh họa)

Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện đang được cân nhắc với 3 phương án.

Phương án thứ nhất, chỉ chạy tàu khách. Tốc độ khai thác 350km/h. Người dân sẽ mất tối đa 5h30 - 8h để di chuyển. Với kịch bản này, tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 67,32 tỷ USD.

Phương án thứ hai, kết hợp khai thác cả chở khách và chở hàng. Tốc độ khai thác tàu khách tối đa là 200-250km/giờ. Với kịch bản này, dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 70,02 tỷ USD. Thời gian đi từ Hà Nội vào TP.HCM sẽ mất khoảng 7-8 giờ.

Phương án thứ ba cũng là đề xuất của Bộ GTVT, đó là khai thác chở khách và dự phòng chở hàng. Tốc độ khai thác cũng được đẩy lên tối đa 350km, rút ngắn được thời gian di chuyển. Mức đầu tư cho phương án này khoảng 68,98 tỷ USD. Phương án này được cho là sẽ tận dụng hết khả năng của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, khi kết hợp được cả 2 phương án trên và tốc độ, thời gian phù hợp với kế hoạch phát triển.

Thực tế trong thời gian gần đây, ngành đường sắt Việt Nam đang ngày càng thu hút lượng lớn hành khách, nhất là trong những dịp Lễ, Tết, bởi trang thiết bị trên tàu cũng như chất lượng dịch vụ được tập trung cải thiện. Bên cạnh đó, thị trường hàng không hiện đã thay đổi theo chiều hướng khác, giá vé máy bay ngày càng tăng cao. Do đó, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h cho tầm nhìn xa 50-100 năm nữa được nhiều chuyên gia đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư và tiến độ toàn tuyến sẽ là việc cần căn nhắc, đánh giá kĩ lưỡng, một số phương án được đưa ra như phân kỳ đầu tư, chia ra thành nhiều đoạn, trong đó phải xác định rõ đoạn nào cần ưu tiên làm trước, đoạn nào có thể làm sau. Điều này sẽ giúp việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khả thi hơn và không gây áp lực lớn cho ngân sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ gửi đề xuất đến các nhà sản xuất máy bay vào năm 2025 mua thêm 50 máy bay thân hẹp để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay mọi năm bận rộn thì năm nay vẫn còn vé.

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.

Tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đi vào hoạt động đã đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại của người dân, giảm bớt áp lực giao thông cho các trục đường bộ lân cận. Hàng triệu lượt khách đã di chuyển bằng tuyến metro này.

Sau 3 tháng vận hành thương mại, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư đã phục vụ được 2 triệu lượt hành khách.

Sáng 9/11, Lễ vận hành thương mại đoạn trên cao dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ diễn ra.