Toàn cảnh vụ cứu thành công 41 thợ mỏ ở Ấn Độ

41 công nhân mắc kẹt bên trong đường hầm Silkyara ở Uttarkashi, Ấn Độ cuối cùng đã được giải cứu thành công sau 17 ngày mắc kẹt dưới hầm sâu với những hy vọng và tuyệt vọng. Đây là kết quả của nỗ lực to lớn chưa từng có về quy mô với sự tham gia của toàn bộ bộ máy chính phủ nước này.

Giai đoạn nước rút kéo dài hơn 40 giờ cuối cùng là thử thách lòng quyết tâm và sức chịu đựng của những người ở cả bên trong và bên ngoài đường hầm bị sập dài 57 mét.

Trở ngại lớn nhất là sự cố của máy khoan dùng để khoan lối thoát hiểm qua đống đổ nát. Hôm thứ Sáu, các lưỡi dao của máy mắc kẹt trong lối đi, khiến nỗ lực cứu hộ qua tuyến đường hầm chính phải dừng lại trong hơn 60 giờ. Khi đó, thân nhân của các thợ mỏ đã rơi vào tuyệt vọng.

“Phép màu” mà mọi người mong đợi đã thành hiện thực khi một nhóm công nhân có thân hình nhỏ bé được đưa đến để đào thủ công qua đoạn đổ nát cuối cùng – dài khoảng 12 mét. Bắt tay vào làm việc từ tối thứ Hai, những người thợ mỏ có thân hình nhỏ bé, được trang bị xẻng và thuổng, đã đào hết đống đổ nát cuối cùng vào sáng thứ Ba, trong vòng chưa đầy 24 giờ, họ đã hoàn thành khối lượng công việc ngang với những gì mà máy khoan đã triển khai trong vài ngày qua có thể làm được.

Sau khi hoàn thành, các nhân viên có thể đẩy các đường ống 800mm được hàn lại với nhau vào bên trong, để các công nhân mắc kẹt theo đường ông thoát ra ngoài.

Vào lúc 19h28, khi công nhân mắc kẹt đầu tiên, Vijay Horo, được đẩy ra bằng cáng, các nhân viên cứu hộ đã vỡ hòa sung sướng và reo hò. Những ngày vừa qua, thực sự là họ đã di chuyển những ngọn núi theo đúng nghĩa đen để đưa thợ mỏ mắc kẹt ra ngoài.

Trước đó, vào lúc 19h12, một nhóm bác sĩ và người của Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia NDRF lần đầu tiên đã vào đường hầm theo kế hoạch. Sau chặng cuối cùng chỉ kéo dài hơn một giờ, và họ đã đưa được công nhân ra ngoài, họ được thống đốc bang Uttarakhand Pushkar Singh Dhami và cựu Bộ trưởng Bộ Đường bộ, Giao thông và Đường cao tốc Gen VK Singh chào đón.

Thống đốc bang và Thứ trưởng Đường bộ, Giao thông và Đường cao tốc chào đón các thợ mỏ

Ông Anurag Jain, thư ký của của Bộ Đường bộ, Giao thông và Đường cao tốc, cho biết: "Đó là một nỗ lực chưa từng có. Các yếu tố chính có lợi cho chúng tôi bao gồm khả năng tiếp cận điện, nước và không gian rộng rãi cho những công nhân bị mắc kẹt. Sau đó, khi chúng tôi thiết lập đường dây tiếp tế, tình hình trở nên có thể quản lý được."

Nói về những thách thức, ông cho rằng một trận động đất nhỏ vào ngày 16/11 đã khiến các mảnh vỡ bên trong đường hầm dịch chuyển khoảng 10cm. Hơn nữa, "một tiếng nổ lớn vào ngày hôm sau đã khiến các công nhân hoảng sợ, và chúng tôi phải tạm dừng công việc trong ba ngày."

Các chuyên gia tin rằng "có khả năng mặt đường hầm bị sập, điều này có thể gây ra trở ngại đáng kể cho toàn bộ hoạt động cứu hộ. Do đó, chúng tôi đã chọn xây dựng nhiều chiến lược, đề phòng tình huống đó xảy ra".

Các nhân viên cứu hộ đã hoàn thành công việc

Một cuộc kiểm tra thể chất nhanh chóng đã được tiến hành vào tối thứ Ba đối với các công nhân kẹt bên trong đường hầm chính.  Một nhóm 28 nhân viên y tế bao gồm 15 bác sĩ, dược sĩ được triển khai. Một trong những bác sĩ tiến hành kiểm tra cho biết “Tất cả các công nhân đều được xác nhận là khỏe mạnh. Hầu hết họ đều ghi nhận huyết áp cao có khả năng là do lo lắng, đã ở trong tình trạng như vậy quá lâu. Họ đã được cho uống thuốc giảm lo âu”.

41 xe cấp cứu chờ sẵn bên ngoài hầm mỏ

Thống đốc bang thông báo hỗ trợ tài chính trị giá 100.000 rupi, tương đương 1200 USD cho mỗi công nhân. Chính quyền bang sẽ chịu mọi chi phí điều trị cho họ và yêu cầu cơ quan điều hành dự án đường hầm NHIDCL cho họ nghỉ phép từ 15 đến 20 ngày.

Nguồn: Times of India

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại London, Anh đang diễn ra cuộc triển lãm trưng bày những bức ảnh chân dung của các thành viên Hoàng gia Anh trong hơn 100 năm qua.

Các nhà khoa học hôm 16/5 cho biết gần 2/3 số rạn san hô trên thế giới đã phải chịu áp lực nhiệt độ cao đến mức gây ra hiện tượng tẩy trắng trong năm qua. Nhiệt độ đại dương tăng lên mức cao kỷ lục là do biến đổi khí hậu kết hợp với kiểu khí hậu El Nino.

Tổng thống Nga khẳng định Nga sẽ không bị áp lực ngoại giao cũng như không thể bị đánh bại trên chiến trường.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga không có ý định chiếm giữ thành phố Kharkov của Ukraine, nằm gần biên giới Nga. Lực lượng Nga đã đạt được những thành tựu đáng chú ý tại khu vực trong những ngày gần đây.

Slovakia đang “trên bờ vực của một cuộc nội chiến” vì căng thẳng chính trị. Cảnh báo trên được Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đưa ra chỉ một ngày sau vụ ám sát thủ tướng nước này Robert Fico.