Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới | Chính quyền đô thị | 26/12/2023

Ứng Hòa là một huyện thuần nông nên khi khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, nơi đây có xuất phát điểm thấp, hạ tầng nông thôn còn chưa đồng bộ và xuống cấp và đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn. Song nhờ huy động mọi nguồn lực và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân huyện Ứng Hòa đã tạo đột phá lớn trong xây dựng nông thôn mới.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ảnh hưởng từ hoàn lưu của các cơn bão gây mưa nhiều khiến cho một số tuyến đê trên địa bàn Hà Nội bị hư hỏng, sạt lở mái đê, xuống cấp nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong và ngoài đê cũng như người dân tham gia giao thông trên các tuyến đê, việc nâng cấp, cải tạo những tuyến đê xung yếu bị sạt lở là nhiệm vụ cấp bách cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thời gian qua, sau khi xây dựng, mở rộng các tuyến phố mới, trên địa bàn thành phố Hà Nội lại xuất hiện hàng loạt các công trình nhà ở siêu mỏng, siêu méo, gây mất mỹ quan đô thị. Để giải quyết tình trạng này, UBND thành phố mới ban hành quyết định số 61 về việc xử lý các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.

Nhằm từng bước xây dựng “Tổ dân phố kiểu mẫu” và đồng hành cùng nhân dân trên địa bàn hiện thực hoá nguyện vọng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, UBND phường Ngọc Khánh triển khai sáng kiến “Cộng đồng hạnh phúc”. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị từ phường tới cơ sở trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện, đồng hành cùng người dân chính là điều kiện để sáng kiến trên thành hiện thực.

Hà Nội hiện có tới hơn 200 bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông, trong đó, có không ít bến bãi không phép. Việc tồn tại những bến bãi này sẽ ảnh hưởng đến an toàn đê điều và hành lang thoát lũ. Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý và chấm dứt hoạt động đối với các bến bãi trái phép, hoạt động không đủ theo các tiêu chí quy định là trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

Không gian công cộng đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của Hà Nội. Chính vì vậy, các quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã có các ý tưởng sáng tạo để khai thác hiệu quả các không gian này, đưa nơi đây thành điểm hội tụ văn hóa và định hình bản sắc đô thị.

Là vùng trũng của huyện Ba Vì nên nhiều năm qua, người dân xã Vạn Thắng đã phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên tổng diện tích hơn 300ha. Khi mực nước sông dâng cao do ảnh hưởng của mưa bão, UBND xã đã huy động nhiều lực lượng tham gia hỗ trợ các hộ gia đình gia cố, bồi đắp bờ vùng, đồng thời yêu cầu các hộ giăng lưới xung quanh các khu nuôi trồng thuỷ sản.