Tội phạm không mang bản mặt kẻ ác

Thời gian gần đây gia tăng những vụ án giết người có tính chất hết sức dã man, không đi theo quy luật chung của tội phạm, là điều rất bất thường, đặc biệt diễn ra ở tội phạm trẻ, có học. Nhiều trường hợp phạm tội xong, đối tượng còn bình thản về nhà tắm giặt rồi quay lại hiện trường trà trộn như những người dân hiếu kỳ để quan sát. Rõ là tội phạm đang không mang theo bản mặt kẻ ác.

Mấy ngày qua, dư luận không ngớt bàn tán về vụ giết người phân thây, phi tang xác chết trên sông Hồng. Cảm giác chung là rùng rợn và phẫn nộ. Bên cạnh đó là ngậm ngùi, xót thương cho nạn nhân.

Đến giờ, tôi vẫn cảm giác rùng mình, sởn da gà khi nghĩ đến hành động man rợ của kẻ thủ ác. Nghi phạm gây ra vụ án được xác định là Tạ Duy Khanh, sinh 1985, quê ở Thái Bình, trú tại khu đô thị Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội, đã có vợ con. Khanh được xác định là bạn trai của nạn nhân.

Đối tượng bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại nhà riêng ở Thái Bình. Khi bị công an vây bắt, đối tượng đã dùng dao tự sát nhưng không thành. Nạn nhân là một cô gái tuổi đời còn rất trẻ, xinh đẹp, từng lọt Top 3 cuộc thi sắc đẹp Hoa khôi áo dài Việt Nam 2022. 

Vụ án này gây rúng động dư luận xã hội những ngày qua một phần do hành vi phạm tội quá ác độc, man rợ, vô nhân tính, lại nhằm vào nạn nhân vốn là “nhân vật của công chúng”. Đáng lưu ý, đây không phải là vụ án đầu tiên có tính chất như thế.  Trước đó đã từng xảy ra nhiều vụ.

Điển hình phải kể đến vụ án chồng giết vợ, phân xác phi tang trên sông Đuống năm 2019. Chỉ vì mâu thuẫn do ghen tuông và tranh chấp tài sản, và bị cáo đã bị tuyên án với hình phạt cao nhất - tử hình. Những hậu quả, hệ lụy, và những tổn thương tinh thần, đến giờ chưa dễ xoá nhòa.

Một vụ án khác, lại vợ giết chồng, cũng phân xác phi tang tại Bình Dương hồi năm 2018, do mâu thuẫn tình cảm. Người vợ bị tuyên án chung thân vì Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo giết người man rợ trong lúc tinh thần bị kích động; nguyên nhân phạm tội có phần lỗi của bị hại.

Còn vụ án tương tự, ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở Hải Dương. Và chắc hẳn không ít người còn nhớ vụ án rúng động một thời, xảy ra năm 2010. Bị cáo là Nguyễn Đức Nghĩa, sinh năm 1984, ở Kiến An, Hải Phòng, và nạn nhân là Nguyễn Phương Linh, sinh năm 1984, ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cả hai đều là sinh viên trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hà Nội. Bị cáo đã giết người yêu, chặt đầu và các phần thân thể để phi tang. Kẻ thủ ác bị tuyên án tử hình. 

Có thể nói, các vụ án diễn ra không ai có thể lường trước và khó có thể tưởng tượng nổi. Nhìn bản mặt kẻ ác khi chưa phạm tội rất khó nhận ra dấu hiệu bất nhân. Những nạn nhân bị giết hại thời gian gần đây không phải là những người xa lạ, mà chính là bạn bè, người thân quen, thậm chí là người yêu, là vợ, là chồng.

Đáng sợ là dường như khi ra tay, kẻ thủ ác dường như không còn là giống người, hiện hình loài cuồng thú, lạnh lùng và man rợ! Đáng sợ nữa, là tội phạm nguy hiểm đang trong tuổi đời rất trẻ. 

Việc gia tăng vụ án giết người với tính chất man rợ, có phải do những cú sốc từ mặt trái của quá trình hội nhập thế giới, từ quá trình đô thị hoá nhanh đến chóng mặt, hay từ những nguyên nhân nào khác, như những hệ lụy từ thảm họa?

Điều dễ nhận ra, là xã hội hiện đại tiềm ẩn nhiều mặt trái, chính nó, vào những thời điểm kịch tính, kích hoạt tính ác. Những trò chơi điện tử bạo lực với những cảnh súng đạn, đâm chém, máu chảy đầu rơi trở thành trò chơi giải trí. Phim hành động bạo lực nhan nhản trên các nền tảng mạng xã hội hằng ngày. Ngay cả một số tờ báo cũng thiên về khía cạnh "nhấm nháp tội phạm"... Nhiều yếu tố như vậy, tác động mỗi ngày, ngấm vào thần kinh, nhiễm vào lối nghĩ, chi phối hành vi. Từ đó khoảng cách giữa "hành động ảo" với hành động phạm tội thật, gần nhau hơn. Người bình thường thì thấy đó để giật mình, phòng ngừa, nhưng kẻ thủ ác lại bắt chước theo.

Theo các chuyện gia tội phạm học, về tâm lý tội phạm, sau khi gây án, đặc biệt đối với các vụ án giết người, tội phạm thường rất run sợ. Thế nhưng trong thời gian gần đây, gia tăng những vụ án giết người có tính chất dã man, không đi theo quy luật chung của tội phạm là điều rất bất thường, đặc biệt diễn ra ở tội phạm trẻ, có học. Nhiều trường hợp phạm tội xong, đối tượng còn bình thản về nhà tắm giặt rồi quay lại hiện trường trà trộn như những người dân hiếu kỳ để quan sát. Rõ là tội phạm đang không mang theo bản mặt kẻ ác.

Hàng loạt những vụ thảm án trong những năm qua đã dấy lên câu hỏi: Vì sao tội phạm ngày càng nguy hiểm, tội ác ngày càng man rợ? Làm thế nào để mỗi người cất đi những bất an, lo lắng?

Các nhà xã hội học cho rằng, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người đến từ yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục và yếu tố hoạt động cá nhân. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu một người có nhân cách “xấu” thì đó là mầm mống của những tội ác về sau. 

Mặt khác, yếu tố giáo dục ở đây phải trong cả ba môi trường: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Nhưng tồn tại câu chuyện là một số phụ huynh cứ đẩy trách nhiệm giáo dục lên nhà trường và suy nghĩ rằng cho con đi học thì mình không cần dạy dỗ, giáo dục con. Không hiếm hình ảnh phụ huynh chở con em vượt đèn đỏ, xả rác bừa bãi… Không hiếm cảnh nhiều bậc phụ huynh thản nhiên kích động, khuyến khích trẻ nhỏ sử dụng vũ lực giải quyết mâu thuẫn, lấy ác độc chống trả ác độc.

Từ những vụ án chủ yếu do những mâu thuẫn gần đây, các cơ quan chức năng cũng nên chú trọng hơn công tác hòa giải. Bởi việc kịp thời phát hiện giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng sẽ giúp hạn chế bức xúc, bạo lực. Từ đó giảm những vụ thảm án. Người dân cũng cần tự giác, cùng nhau sống khoan dung, hòa hiếu, chủ động tố giác tội phạm hỗ trợ cơ quan chức năng. 

Và cuối cùng, chúng ta muốn giảm bớt cái ác, cái xấu trong con người thì không có gì ngoài việc xây dựng, phát triển giáo dục theo hướng thiện. Hướng thiện từ trong gia đình, nhà trường và xã hội./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ghé vào nhà sách thân thuộc, tôi bắt gặp từng tốp học sinh tiểu học đang viết nắn nót những dòng chữ đầy yêu thương tới thầy cô giáo của mình. Tấm thiệp nhỏ xinh, dòng chữ ngay ngắn và cả nụ cười của các em giòn râm ran một góc nhỏ. Vậy là một mùa hiến chương nhà giáo nữa lại về.

Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.

Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.

Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.

Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.

Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.