Tôn thêm nét đẹp kiến trúc cổ điển ở Hà Nội
Tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi cũng là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam, với tổng diện tích gần 1000 m2, trong đó có 400 m2 mặt sàn, còn lại là thảm cỏ và lối đi. Căn biệt thự có hai tầng được sơn hai màu vàng và đỏ đậm đặc trưng.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: "Điểm nhấn của căn biệt thự cổ này là hệ thống cửa sổ bằng kính, bên ngoài là cửa chớp bằng gỗ sơn màu xanh lá cây rất đặc trưng của lối kiến trúc Hà Nội xưa".
Chị Đặng Thuỳ Dung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Căn biệt thự cũng đã làm cho góc phố Trần Hưng Đạo, Hàng Bài nổi bật hẳn. Nếu như các biệt thự xuống cấp tiếp tục được sửa chữa nâng cấp thì rõ ràng là những tài sản quý giá được giữ gìn bảo quản, cho thế hệ tương lai có thể thừa hưởng những công trình kiến trúc có tính mỹ thuật cao".
Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam, kiến trúc sư trực tiếp tham gia quá trình trùng tu ngôi biệt thự này cho biết: "Trong ngôi biệt thự có căn phòng trưng bày những bức ảnh tái hiện toàn bộ quá trình thực hiện dự án trùng tu theo từng giai đoạn. Ở đây người xem dễ dàng hiểu được những bức ảnh chụp hiện trạng ngôi biệt thự khi bắt đầu được trùng tu, có nhiều hạng mục xuống cấp rất nghiêm trọng. Chúng tôi cố gắng giữ lại những yếu tố nguyên gốc, nhất là phần nền nhà với loại gạch lát nền đặc trưng".
"Vì thời tiết ở Hà Nội mùa đông khá lạnh nên cần có lò sưởi. Trước mắt, chúng tôi sử dụng căn phòng này để trưng bày những bản đồ cổ về Hà Nội có khu vực liên quan đến ngôi nhà này. có thể thấy ngôi nhà đã được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1893 đến 1898. Chúng ta sẽ thấy có những chỗ chúng tôi phải trám xi măng vì gạch lát đã bị vỡ hoặc bị bóc đi từ trước. Chúng tôi không muốn làm những viên gạch giả mà chấp nhận trám bằng xi măng để chờ sau này nếu có điều kiện tìm lại được đúng loại gạch lát này", ông Emmanuel Cerise cho biết thêm.
Việc trùng tu cũng gặp nhiều khó khăn, do đây là biệt thự tư nhân nên không có tài liệu lưu trữ, ngoài một bức ảnh duy nhất chụp chủ nhà đứng trước biệt thự. Tuy nhiên, những người tham gia dự án trùng tu công trình này đã cố gắng nghiên cứu, phân tích và quyết định thực hiện theo đúng nguyên tắc bảo tồn di sản, gìn giữ tối đa yếu tố gốc của công trình.
Do hệ thống cầu thang cũ không còn, nên đơn vị trùng tu đã thay thế bằng cầu thang xoắn ốc được làm bằng thép và gỗ.
Ông Emmanuel Cerise - Giám đốc cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam chia sẻ: "Đây là căn phòng quan trọng nhất. Chúng tôi đã biến không gian này thành một bảo tàng thu nhỏ về dự án trùng tu. Các bạn sẽ thấy ở đây có trưng bày các vật liệu gốc được tìm thấy trong công trình, giới thiệu cho công chúng các kỹ thuật xây dựng thời kỳ đó. đây là loại gạch lát được đưa từ Pháp sang, ở mặt sau có đầy đủ các thông tin về nhà máy sản xuất và địa phương nơi đặt nhà máy. Những viên gạch cỡ lớn này là loại gạch bạn thấy ở chân tường trong phòng này. Đây là loại gạch vồ đã được thu hồi khi người ta phá bỏ tường thành Hà Nội".
Trong khuôn viên tòa biệt thự hiện đã được trồng nhiều cây xanh, tạo cảnh quan hài hòa phù hợp với công trình đẹp sau cải tạo. Việc trùng tu cải tạo công trình kiến trúc cổ điển, có tính đặc trưng của Hà Nội, không chỉ góp phần tôn thêm cảnh quan đô thị, mà còn là một điểm nhấn ấn tượng của phố Trần Hưng Đạo, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.
0