Tôn vinh giá trị gia đình các dân tộc Việt Nam

“Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” là chủ đề cho các hoạt động tháng 6 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây), hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

Tham gia vào hoạt động là 100 đồng bào từ 16 dân tộc và 11 địa phương: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng. Với các sự kiện nổi bật như: Ngày hội gia đình tại “Ngôi nhà chung”; trưng bày, giới thiệu ảnh “Khoảnh khắc sum vầy”; hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống.

Tham gia vào hoạt động là 100 đồng bào từ 16 dân tộc và 11 địa phương.

Trong đó, điểm nhấn là chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống “Sắc màu văn hóa dân tộc Gié Triêng, tỉnh Kon Tum”. Các du khách tìm hiểu về “Lễ cưới của đồng bào dân tộc Gié Triêng” và hòa mình vào các điệu dân ca dân vũ “Mừng vui ngày hội gia đình” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Rất nhiều hoạt động ý nghĩa đã diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bên cạnh đó, trẻ em được trải nghiệm các trò chơi dân gian như: Đánh chắt, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre; Chương trình giao lưu “Em nhớ Tây Nguyên”; Hoạt động của các nhóm nghệ nhân với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”.

Cũng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào và du khách cùng thưởng thức di sản văn hóa Tây Nguyên như cồng chiêng, vòng xoang... Tất cả tạo nên một không khí rất đặc trưng, mừng vui ngày hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không khó để những ai còn mang những hoài niệm hay yêu nước Nga tìm thấy những góc nhỏ giữa Hà Nội, với những hình ảnh về một nước Nga thân thiết và những con người Nga đôn hậu. Bước vào đó ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga không lẫn vào đâu được

Cuốn sách mang tên “Việt Nam-Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” vừa được ra mắt. Tác phẩm cho người đọc thêm một pho sử liệu quý giá về những trang sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam và một lần nữa tô thắm thêm quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt - Nga.

Từ cửa cuốn nhà dân, bức tường hay tủ điện công cộng... bất cứ nơi nào, chỉ cần có một khoảng trống có thể vẽ, đều bị những nghệ sĩ đường phố "trổ tài" bôi bẩn.

Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 12/7 đến 16/7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.

Tượng đồng Nữ thần Durga - văn hóa Champa, từ Vương quốc Anh vừa về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhằm để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.