Tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022”

Tối 11/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2022”.

Đây là một trong những sự kiện chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam(18/11/1930-18/11/2022), đồng thời cũng là sự kiện quan quan trọng nhằm ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng bình chọn.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Lễ tôn vinh. ( Ảnh TTTĐ) 

Phát biểu tại Lễ tôn vinh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho hay, Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hóa, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam.

Qua hơn 12 năm triển khai thực hiện; trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong nước và xuất khẩu, cùng với sự ưu ái của người tiêu dùng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã tập trung nghiên cứu, sáng tạo nâng cao chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh và ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng cao, đạt thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích…

Tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ TOP 1. 

Một trong những hoạt động nổi bật của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động TP. Hà Nội năm 2022 là tổ chức chương trình bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" lần thứ 13.

Kế thừa kết quả những năm trước đây và được điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong cách triển khai, quy chế bình chọn và chấm điểm để đảm bảo khoa học và khách quan. Sau 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức chương trình đã tiếp nhận 288 sản phẩm, dịch vụ có chất lượng của 150 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc 18 nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ đạt đủ tiêu chí tham gia bình chọn thông qua các hình thức bình chọn trực tuyến và trực tiếp của 330.813 người tiêu dùng.

Ban Tổ chức tôn vinh các doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Linh)

 Trên cơ sở đề nghị của Ban Tổ chức do Sở Công Thương chủ trì và kết quả chấm điểm của Ban Giám khảo, kết quả bình chọn của người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động đã ban hành Quyết định công nhận 213 sản phẩm, dịch vụ đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2022.

Trong đó, TOP 1 có 50 sản phẩm, dịch vụ của 33 doanh nghiệp; TOP 2 có 59 sản phẩm, dịch vụ của 35 doanh nghiệp; TOP 3 có 52 sản phẩm, dịch vụ của 41 doanh nghiệp; TOP 4 có 52 sản phẩm, dịch vụ của 41 doanh nghiệp.

"Đây là niềm vinh dự, niềm vui, niềm tự hào của cộng đồng doanh nghiệp trong việc đổi mới sáng tạo không ngừng và những nỗ lực, vươn lên của doanh nghiệp Việt để hướng tới làm chủ tương lai, góp phần nâng tầm thương hiệu hàng Việt, nhân lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô nói riêng", bà Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Để Chương trình tiếp tục phát huy tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, phát triển thị trường sau những tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo Cuộc Vận động TP. Hà Nội đề nghị MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các Sở, ban, ngành, các quận huyện, thị xã, các hội, hiệp hội tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và doanh nghiệp về ý nghĩa Cuộc vận động, phát huy vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích cần đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng niềm tin tưởng của người tiêu dùng.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.