Luật Nhà giáo phải được người thầy thực sự đón nhận

Sáng 9/11, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự có Tổng Bí thư Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài.

Phát biểu tại cuộc thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội Hà Nội về Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư đã gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Người đứng đầu Đảng bày tỏ vị trí của giáo dục đào tạo có ý nghĩa chiến lược trong công tác chiến lược. Trong công tác cán bộ, vấn đề đào tạo cán bộ là rất quan trọng và nói đến đào tạo thì phải có thầy. “Đây là đột phá quốc gia và trọng tâm giáo dục”, Tổng Bí thư nói và cho rằng muốn giáo dục phát triển đầu tiên thì phải có thầy, có trường. Khi xác định vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo, thì trong đó người thầy là chủ thể chính.

Thứ hai, theo Tổng Bí thư, đã nói đến thầy thì phải có trò. Luật Nhà giáo phải giải quyết thật tốt mối tương quan giữa thầy và trò. Chính sách phổ cập giáo dục thì tất cả các cháu đến tuổi đều phải được đến trường, tiến tới Nhà nước phải nuôi các cháu đi học. “Bây giờ thiếu trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào. Cái gì là thiếu ở đây thì phải giải quyết. Đã có thầy, có trò thì phải có trường, không thể quy hoạch hay quản lý như thế nào mà không có trường, chính sách phổ cập giáo dục các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện”, Tổng Bí thư nói và cho rằng không thể thiếu giáo viên lại bảo thiếu biên chế, chưa kể vùng sâu vùng xa có những chính sách rất đặc biệt. Do vậy, luật cần bao quát nhiều chính sách giáo dục.

Theo Tổng Bí thư, cần phải xác định người thầy phải là nhà khoa học, xem xét mối quan hệ giữa thầy giáo và nhà khoa học như thế nào trong luật này. Đồng thời phải xem xét mối quan hệ giữa nhà khoa học, giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, Nhà nước. “Đòi hỏi của nhà khoa học với người thầy rất lớn, không thể đứng lại được, khoa học, tri thức có dừng lại đâu. Phải mang được những tâm thế đó, người thầy phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu”, Tổng Bí thư nói.

Người đứng đầu Đảng đặt vấn đề khi đất nước hội nhập thì người thầy cần hội nhập như thế nào. Chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục thì thầy giáo phải có trình độ tiếng Anh thế nào. “Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh thì làm sao có trò tiếng Anh. Thầy dạy Toán, dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không phải chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Các chính sách đó phải được thể hiện trong luật, phải có những yêu cầu cụ thể”, Tổng Bí thư nêu vấn đề.

Về chính sách về học tập suốt đời, theo Tổng Bí thư đặt vấn đề tuổi nghỉ hưu của thầy cô giáo, bởi nếu thầy cô nghỉ hưu không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn cho giáo dục, trong khi chính sách mở rộng là học tập suốt đời. “Trò rất già thì cũng phải có thầy rất già. Những thầy lớn tuổi lại có uy tín, nhưng đến tuổi thì nói do Luật Giáo dục tôi hết tuổi, tôi không còn là nhà giáo nữa. Rõ ràng như vậy sẽ khó khăn, trong khi chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy”, Tổng Bí thư phân tích.

Nhắc đến giáo dục ở miền núi, Tổng Bí thư cho rằng, thầy giáo dạy học ở miền núi cũng phải được coi là môi trường đặc biệt. Bởi thầy không những dỗ dành học sinh đến trường, mà còn phải nuôi các cháu đi học, phải động viên, phải hy sinh. “Tôi đi miền núi thấy rất khó khăn, các cháu đi học 20-30 cây số làm sao đi hàng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có nơi học tập, sinh hoạt, thầy càng không, thế làm sao được. Cô giáo lên trường miền núi không có thanh niên nào, chỉ có công an và bộ đội biên phòng, lấy chồng thế nào, cả tuổi thanh xuân ở đấy thế nào. Bộ đội biên phòng, công an xã cũng không có nhà công vụ, ai giải quyết vấn đề này. Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên ở đó 5-10 năm phải có chỗ ở”, Tổng Bí thư chia sẻ và cho rằng cần có chính sách khuyến khích đối với vùng trũng về giáo dục và đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực.

Người đứng đầu Đảng mong muốn rằng, Luật Nhà giáo ra đời sẽ được nhiều thầy cô giáo đón nhận thực sự phấn khởi, thực sự cảm thấy được tôn vinh và được điều kiện thuận lợi. Không thể để luật ra đời, thầy lại thấy khó khăn hơn. “Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, bởi người thầy là đầu tàu cho giáo dục", Tổng Bí thư nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 với nhiều nội dung quan trọng, bao gồm việc xem xét sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025 tại 12 tỉnh, thành phố lớn.

Sáng nay (14/11), Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Vào lúc 15 giờ ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Peru tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 (theo giờ địa phương), hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu toàn văn tuyên bố chung:

Công an huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết vụ nổ tại gia đình anh Bế Văn C (sinh năm 1991, trú tại thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh) làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng.

Đánh giá cán bộ, công chức Hà Nội đang quá tải với khối lượng lớn công việc, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.930 tỷ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng này.