Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người Hà Nội giản dị
Trong lời tựa cuốn “Địa chí Đông Anh” được xuất bản dịp kỷ niệm 140 năm thành lập huyện, năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có viết: “Đông Anh - một vùng đất có vị thế hết sức đặc biệt, luôn được chọn làm "điểm tựa" cho quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô và đất nước, một địa bàn đã trở thành một biểu tượng, hằng số của lịch sử, văn hóa Việt Nam”.
Những câu từ ấy, không chỉ khẳng định vị thế của quê hương Đông Anh, mà còn chất chứa tình yêu sâu đậm của Tổng Bí thư dành cho miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng.
Gắn bó với quê hương, không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, 57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là một con người giản dị, khiêm tốn, mẫu mực và chân thành.
Nhà báo Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nghẹn ngào chia sẻ: "Vinh dự được làm việc với Tổng Bí thư, trong lòng tôi đó là sự may mắn rất lớn. Tổng Bí thư vừa là người anh, vừa là người thầy dạy báo chí của tôi. Và đặc biệt là người thủ trưởng mẫu mực".
Nhiều năm gắn bó với Thủ đô ở cương vị Phó Bí thư Thành ủy rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến và có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của Thủ đô.
TS. Nguyễn Chí Mỳ - Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội và nhiều cán bộ thành phố đã từng làm việc với Bí thư Thành uỷ Nguyễn Phú Trọng vẫn nhớ mãi phong cách giản dị, chân thành, sâu sát thực tế và gần gũi anh em của người đứng đầu Đảng bộ thành phố.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu tiên của thế kỷ XXI trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có văn hóa.
Tầm cao trí tuệ, tâm hồn yêu văn học, nghệ thuật đã tạo nên một phong cách rất riêng biệt, đậm chất sĩ phu Bắc Hà, gắn với phong cách văn hóa Tràng An, văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhiều lần nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời luôn là người gương mẫu đi đầu và vận dụng sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa.
Thế hệ cán bộ, đảng viên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ luôn nhớ và khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo giản dị, mẫu mực, hết lòng vì đất nước, vì nhân dân.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.
Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.
Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.
Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.
0