Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bài học lớn về tinh thần tôn sư trọng đạo | Hà Nội tin mỗi chiều
Trong bức thư, không có chức danh hay chỉ dấu nào cho hay đây là thư của một vị Tổng Bí thư, chỉ có nét chữ của trò Trọng - học trò cũ của cô với lời biết ơn sâu nặng: "Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo".
Người học trò ấy, dù làm tới chức vụ cao nhất của đất nước, vẫn cất công tìm gặp cô. Và đây là những vần thơ cô Đặng Thị Phúc viết về trò:
"Ngờ đâu trò nhỏ năm nào
Nay thành cán bộ cấp cao giúp đời
Nhìn em như ngắm hoa tươi
Bõ công chăm sóc từ thời ấu thơ".
Trở về mái trường từng học, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn khiêm nhường coi mình chỉ là người học trò nhỏ, nhờ được thầy cô dìu dắt mà lớn lên, trưởng thành.
Ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều vẫn nhớ như in giây phút xin gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để mời ông về dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường, năm 2020: "Tôi đã lặng người đi vì xúc động khi Tổng Bí thư chào mình bằng ‘thầy’, xưng ‘em’, dù so về tuổi tác, tôi chỉ là con, cháu. Và suốt buổi trò chuyện kéo dài chừng 45 phút, Tổng Bí thư vẫn giữ cách xưng hô ấy".
Năm đó, Tổng Bí thư đã về Trường THPT Nguyễn Gia Thiều dự lễ kỷ niệm với tư cách một học sinh cũ. Trong trí nhớ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nơi đây, Tổng Bí thư xuất hiện với hình ảnh thật giản dị, phong cách gần gũi, không hề nhìn thấy sự quan cách của một vị lãnh đạo cấp cao.
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại: "Trước buổi lễ, khi chúng tôi đến mời ông về dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường, Tổng Bí thư nói với chúng tôi rằng em báo cáo các thầy, các cô bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng khi về trường, xin phép các thầy cô và nhà trường vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng, một cựu học sinh của nhà trường”.
Trước đông đảo thầy cô, quan khách và học sinh nhà trường, Tổng Bí thư cất lời: “Hôm nay, cho phép em bỏ ngoài chức tước, về đây với tư cách một học trò để gặp các thầy cô và các bạn”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã nhiều lần về thăm trường và luôn dành tình cảm đặc biệt cho ngôi trường, thầy cô, sinh viên.
GS - Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức - Người thầy của bao thế hệ sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tự hào khi nhớ về người học trò năm xưa.
Dù ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng luôn có ý thức là học trò khi về thăm thầy cô giáo cũ. Có lần, trong cuộc họp của đội ngũ sinh viên ra trường sớm để vào miền Nam công tác, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không đứng chung hàng với các thầy cô để chụp ảnh. Hàng đầu tiên chỉ có 5-6 thầy cô giáo ngồi ghế, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đứng phía sau cùng các sinh viên.
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, GS. Vũ Minh Giang kể: "Đó là những ngày giáp Tết trước thềm Xuân Tân Mão (2011), khi Đại hội Đảng lần thứ 11 vừa thành công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư. Với tình cảm giữa cựu sinh viên và nhà trường, đồng thời cũng muốn chúc mừng, Ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị được đến chúc Tết Tổng Bí thư. Khi đó, ông từ chối hết sức nhẹ nhàng, đại ý: Cảm ơn các bạn, mong các bạn tập trung lo cho cán bộ, công nhân viên và sinh viên trong trường vì sắp Tết. Năm nay mình sẽ không tiếp đoàn lãnh đạo đơn vị nào lên chúc Tết. Nếu với các thầy cô, mình sẵn sàng ngồi uống trà, tri ân. Thế là chúng tôi cùng một số nhà giáo lão thành của Đại học Quốc gia Hà Nội đã có cuộc gặp gỡ đơn sơ, giản dị, ấm cúng, thắm tình thầy trò nhưng cũng đậm chất trí thức".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt coi trọng tới văn hóa, con người và giáo dục. Vì vậy, thời kỳ ông làm Tổng Bí thư đã có một nghị quyết lịch sử, đó là Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết này không chỉ thể hiện ý chí của toàn Đảng mà còn thể hiện khát vọng của nhân dân.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn nhớ kỷ niệm khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong buổi gặp gỡ, Tổng Bí thư nói: "Hôm nay, tôi rất vinh dự đến đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo - ngôi đền thiêng của giáo dục. Những lời nói ấy không chỉ thể hiện sự tôn trọng của Tổng Bí thư đối với ngành giáo dục mà còn khiến những người đang công tác trong ngành, cảm động và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình. Mỗi cán bộ, người thầy đều có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo vệ ‘ngôi đền thiêng’ này vì sự nghiệp ‘trồng người’ của đất nước".
Trải qua nhiều bậc học cao, giữ trọng trách tại nhiều vị trí quan trọng của Thủ đô, Quốc hội, Đảng, Nhà nước, người học trò Nguyễn Phú Trọng luôn giữ trọn tinh thần tôn sư trọng đạo.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc, đọc sách trong những ngày cuối đời | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân Lại Đà chuẩn bị cho lễ Quốc tang người con ưu tú của làng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một cuộc đời bình dị, khiêm nhường | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người vun đắp niềm tin | Hà Nội tin mỗi chiều
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.
Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.
Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề. Trận bão lũ lịch sử này khiến nhiều người nghĩ đến hai trận bão, lũ lụt cũng vào năm Giáp Thìn 1904 và 1964 đã gây ra những hậu quả kinh hoàng.
Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Ngay sau siêu bão Yagi, ngày hôm nay 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích.
0