Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc, đọc sách trong những ngày cuối đời | Hà Nội tin mỗi chiều
Ông Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhớ mãi hai lần nhận thiệp mời cưới con của Tổng Bí thư nhưng "không được" đi dự lần nào.
Ông may mắn được làm việc cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ thời ông còn còn là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cho đến giai đoạn đảm nhận vị trí Chủ tịch Quốc hội. Dù ở cương vị nào, ở Tổng Bí thư cũng toát lên sự giản dị, thân tình, hầu như không có khoảng cách cấp trên, cấp dưới.
Chuyện ăn, chuyện mặc của ông Nguyễn Phú Trọng cũng rất đơn giản. Ông Thanh kể, thời điểm là Chủ tịch Quốc hội, ông vẫn ăn ở bếp ăn của cơ quan, ngồi cùng mọi người. Thường ngày, ông mặc áo sơ mi đơn giản, chỉ khi cần tiếp khách quốc tế, tham dự hội nghị trang trọng mới mặc comple, thắt cà vạt.
Một kỷ niệm khác khiến TS. Bùi Ngọc Thanh nhớ mãi, đó là hai lần nhận thiệp mời nhưng "không được" đi dự đám cưới của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hai tấm thiệp đều được đưa khi chuyện cưới xin đã xong xuôi. Tấm thiệp đưa muộn chỉ mang tính chất thông báo cho biết "tôi đã cho các cháu xây dựng gia đình chứ không phải mời đi ăn uống hay dự lễ lạt gì cả". Đó là cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đơn giản hóa, bình thường hóa công việc.
Kết thúc Quốc hội khóa XI, ông Thanh thôi các nhiệm vụ ở Văn phòng Quốc hội, chuyển sang nhận nhiệm vụ biên soạn Văn kiện Quốc hội toàn tập. Dẫu vậy, ông vẫn có những dịp gặp gỡ Chủ tịch đáng kính.
Dù không còn công tác cùng nhau nhưng ông Thanh vẫn nhận được sự quan tâm ân cần từ lãnh đạo cũ. Năm 2010, ông Thanh bị bệnh phải nằm viện một tuần. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến tận bệnh viện hỏi thăm. Được làm việc, phục vụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong giai đoạn Tổng Bí thư làm Chủ tịch Quốc hội với ông Bùi Ngọc Thanh là niềm vinh dự, tự hào. Ông học hỏi được nhiều điều từ vị lãnh đạo trí tuệ, liêm khiết.
Chiều 19/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108).
Sự ra đi của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đã khiến các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế vô cùng đau buồn, thương xót, bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một người lãnh đạo tận tụy với công việc tới những giây phút cuối đời mà còn là một người gần gũi, giản dị và đối xử chân tình với mọi người. Nhiều người cảm thấy mình đã mất đi một người thân.
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện 108 chia sẻ: "Tất cả cán bộ, nhân viên y tế tại đây dành một tình cảm đặc biệt với Tổng Bí thư như một người thân ruột thịt trong gia đình. Tình cảm đặc biệt đó được hình thành chính từ tình cảm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đất nước, nhân dân và đội ngũ y bác sĩ, cán bộ của bệnh viện".
Theo Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song, trong suốt quá trình điều trị, dù nhiều lúc rất mệt nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn cố gắng, tập từng bước để sức khỏe có thể bình phục. Có lúc mệt mỏi không muốn ăn nhưng ông vẫn cố gắng ăn theo tiêu chuẩn để có sức khỏe chống chọi với bệnh tật và tiếp tục làm việc. Sự cố gắng của Tổng Bí thư làm cho các cán bộ nhân viên bệnh viện càng phải cố gắng hơn nữa trong công việc của mình.
Là người trực tiếp chăm sóc cho Tổng Bí thư nhiều năm qua, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, Khoa Bảo vệ, chăm sóc khỏe cán bộ Trung ương, Bệnh viện 108 tâm sự: "Cho đến những ngày tình trạng sức khỏe yếu đi, Tổng Bí thư vẫn duy trì lịch làm việc. Từ 9 giờ đến 9 giờ 30 sáng, Tổng Bí thư nghe các trợ lý, thư ký báo cáo tình hình công việc. Sau 10 giờ 30 phút và buổi chiều, Tổng Bí thư dành thời gian tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Khi nào thấy sức khỏe tốt, Tổng Bí thư ngồi nghiên cứu tài liệu, đọc sách".
Nhiều cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện 108 cho biết được học hỏi nhiều điều từ Tổng Bí thư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người trách nhiệm, kiên cường vượt qua những khó khăn về sức khỏe để cống hiến.
Là điều dưỡng trực tiếp chăm sóc sức khỏe Tổng Bí thư trong thời gian dài, Thiếu tá, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Tổng Bí thư là một bệnh nhân đặc biệt bởi ông là người luôn luôn phối hợp, tuân thủ công tác điều trị và hài lòng, yên tâm với trình độ, tâm huyết của đội ngũ nhân y tế của bệnh viện, là tấm gương giản dị, chân thành, quan tâm đến đời sống anh chị em trong khoa".
Giờ đây, dù Tổng Bí thư đã đi xa nhưng tinh thần lạc quan, quật cường của Tổng Bí thư vẫn in đậm trong trí nhớ của các y, bác sĩ tại đây.
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0