Tống Duy Tân, phố ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội
Phố Tống Duy Tân dài khoảng 200m, nối từ phố Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ. Sở dĩ phố có tên gọi Tống Duy Tân là lấy tên của Tiến sĩ Tống Duy Tân (1837-1892), người làng Động Biện, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là chí sĩ yêu nước nổi tiếng.
Thời Nguyễn, đây là con đường chạy bên mang cá cửa Đông - Nam Thành cổ, nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm. Sau Cách mạng Tháng Tám, phố có tên Bùi Bá Ký, thời tạm chiếm là phố Kỳ Đồng, gắn liền với bánh cuốn Kỳ Đồng nổi tiếng. Tên phố Tống Duy Tân có từ năm 1964.
Phố Kỳ Đồng xưa có chợ bán gà và các dãy hàng ăn sầm uất. Ngày nay, nhắc đến bánh cuốn Kỳ Đồng là nhắc đến bánh cuốn tại số 11 Tống Duy Tân. Nguyên liệu cũng như mọi nơi, gồm gạo, hành, nấm hương, mộc nhĩ và thịt lợn. Gạo tráng bánh là gạo tẻ ngon và thơm được chọn kỹ. Mộc nhĩ và nấm hương thái nhỏ, chế biến trước, trộn với thịt lợn. Khi thưởng thức, khách sành ăn thường nhớ hỏi chủ quán cho một vài giọt tinh dầu cà cuống, nếu thiếu thì coi như mất đi một nửa hương vị của bánh cuốn Kỳ Đồng.
"Món bán cuốn Kỳ Đồng là một món ăn gia truyền của một gia đình. Cụ bà làm món bánh cuốn này hiện tại vẫn còn sống, năm nay cụ khoảng 100 tuổi. Bây giờ nghề này được cụ truyền lại cho con trai, con dâu", một người dân đã có nhiều năm gắn bó với phố Tống Duy Tân cho biết.
Nhắc đến phố Tống Duy Tân phải nhắc đến món gà tần. Người Hà Nội sành ăn còn gọi vui phố Tống Duy Tân là "phố gà tần" vì những dãy nhà hàng bán gà tần thuốc bắc, ngon nổi tiếng bởi hương thơm và mùi vị đặc trưng.
Bên cạnh bánh cuốn Kỳ Đồng hay gà tần, thì món cơm đảo cũng làm nên tên tuổi của con phố này, đặc biệt thu hút các thực khách trẻ tuổi. Gọi là cơm đảo cho lạ tai, nhưng thực chất món ăn này vốn là món cơm rang quen thuộc, gồm cơm trắng được rang đều với trứng.
Tuy nhiên khi rang cơm, người đầu bếp phải đảo tay liên tục. Vậy nên hạt cơm sẽ mẩy, săn và rời, khi ăn sẽ không có cảm giác bị ngán do dính nhiều dầu mỡ. Khi thưởng thức món cơm đảo không thể thiếu một bát thức ăn đi kèm. Đó có thể là gà rang, tôm rim hay sườn xào tùy theo sở thích và nhu cầu của mỗi thực khách. Đây có thể coi là điểm khác biệt khiến món cơm đảo đặc biệt hơn các món cơm rang bình thường khác.
Phố Tống Duy Tân đã trở thành một địa chỉ ăn uống quen thuộc với người Hà Nội. Không ít người nói vui với nhau rằng, nếu không biết ăn gì thì hãy lên phố Tống Duy Tân bởi ở con phố này, thực khách có thể tìm thấy rất nhiều món ăn đa dạng từ các món ăn truyền thống Việt Nam cho tới những món ăn hiện đại phục vụ du khách nước ngoài. Thực đơn cũng được mở rộng thêm với các món của nhiều địa phương khác, chủ yếu là đặc sản 3 miền.
Nếu ngày xưa phố Tống Duy Tân chủ yếu phục vụ khách Việt ăn đêm, thì nay con phố này đã trở thành địa điểm ăn uống mà bất cứ du khách nước ngoài nào khi tới Hà Nội cũng đều ghé tới.
Năm 2002, phố Tống Duy Tân và Cấm Chỉ được chọn làm Phố ẩm thực Hà Nội. Đến nay, con phố này đã có những sự thay đổi tích cực, phát triển với nhiều quán ăn, cửa hàng cà phê nhịp sống sôi động dù là ngày hay đêm. Những tiểu thương bán hàng trên con phố này như bà Duyên, luôn mong muốn phố Tống Duy Tân sẽ sớm có sự đầu tư đồng bộ hơn nữa để con phố phát triển xứng tầm là tuyến phố ẩm thực đặc trưng của Thủ đô.
Có thể nói, ẩm thực là một trong những nét văn hóa được người Hà Nội rất coi trọng trong cách chế biến và thưởng thức. Những mô hình tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội như phố Tống Duy Tân không chỉ là mang lại sự sôi động, nhộn nhịp cho Thành phố mà còn góp phần quảng bá ẩm thực Hà Nội; đồng thời thúc đẩy du lịch và kinh tế đêm của Thủ đô, quảng bá ẩm thực Hà Nội một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
0