Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội

Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê, để bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Thông qua nội dung này cũng phát huy vai trò, trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là quyền có chỗ ở, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút công nhân, người lao động tham gia tổ chức công đoàn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng được giao quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn, bên cạnh việc được quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội theo thẩm quyền. Bộ Xây dựng cho biết, giai đoạn 2021-2025, theo kế hoạch cả nước hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân với quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn. Tuy nhiên hiện đang triển khai rất chậm, số căn hộ hoàn thành thực tế chỉ đạt khoảng 4,5% so với kế hoạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ phương châm, quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển sông Hồng.

Tối 8/5, khi làm nhiệm vụ tại chốt phía Bắc cầu Thăng Long, địa phận xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Đội CSGT đường bộ số 15 đã phát hiện và kịp thời hỗ trợ bé trai 12 tuổi, đi lạc từ Vĩnh Phúc, về với gia đình an toàn.

Cầu vượt tạm thứ hai ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được thông xe trong vài ngày tới. Dự án được kỳ vọng giúp giải toả ùn tắc giao thông quanh khu vực này.

Tàu cao tốc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo dự kiến khai trương vào ngày 13/5 tới. Giá vé từ 615.000 - 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng vé, thời điểm xuất phát.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, đơn vị xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới vận tải đường sắt tại Hà Nội vào năm 2035. Đường sắt đô thị sẽ góp phần cung cấp hệ thống giao thông công cộng chất lượng cao, năng lực vận tải lớn, ổn định, tin cậy, an toàn, thân thiện môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn qua 4 huyện, thị xã ở Hà Nội, dài khoảng 25km, với vốn đầu tư hơn 18.700 tỉ đồng.