Tổng thống Biden công du châu Phi lần đầu và lần cuối
Hai năm sau khi đã hứa và gần hai tháng trì hoãn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thăm châu Phi. Chuyến đi châu Phi của ông Biden diễn ra vào thời điểm chỉ hơn một tháng rưỡi trước khi rời nhiệm sở và ông Biden chỉ thăm Angola. Đây là chuyến đi châu Phi đầu tiên và rất có thể là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông Biden trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sắp kết thúc.
Do vậy, chuyến đi của ông Biden được Angola đề cao trong khi gần như tất cả các nước châu Phi khác dè dặt. Họ không còn để ý nhiều đến những gì ông Biden làm mà buộc phải lưu tâm nhiều hơn đến những gì người kế nhiệm ông Biden mưu tính và chủ định làm.
Đối với Angola, chuyến thăm của ông Biden là sự kiện lịch sử vì chưa có Tổng thống Mỹ nào từng tới thăm Angola. Angola có quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp với cả Nga và Trung Quốc, nay thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác với Mỹ trên cả ba phương diện là chính trị, kinh tế thương mại và quân sự. Sự cân bằng quan hệ giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc là việc mà ở châu Phi không có nhiều quốc gia làm được thành công như Angola.
Cho tới nay, Mỹ có hai dự án hợp tác đầu tư lớn ở Angola là nhà máy lọc dầu ở miền bắc Angola và nhà máy điện mặt trời lớn nhất khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi. Đối với ông Biden, dự án hợp tác quan trọng nhất ở Angola có tên gọi là Hành lang Lobito nối hải cảng Lobito của Angola ở bờ biển Đại Tây Dương với vùng mỏ đồng của Sambia và vùng mỏ cobalt của Cộng hoà Dân chủ Công gô. Dự án này là bộ phận rất quan trọng trong sáng kiến "Quan hệ đối tác về đầu tư và cơ sở hạ tầng toàn cầu" được ông Biden tung ra làm đối trọng cạnh tranh với sáng kiến "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc ở châu Phi.
Có thể thấy ông Biden gắng gượng gây dựng dấu ấn riêng ở châu Phi và gỡ gạc những gì còn có thể trong những ngày cầm quyền cuối cùng. Đối với các quốc gia châu Phi, những gì ông Biden làm với và cho châu Phi quá ít ỏi và muộn màng. Các quốc gia này biết trước rằng di sản của ông Biden ở châu Phi sẽ nhanh chóng tan biến khi ông Donald Trump trở lại cầm quyền ở nước Mỹ như làn khói mỏng trong cơn gió bão lớn. Ông Trump là Tổng thống Mỹ duy nhất kể từ gần bốn thập kỷ nay trong nhiệm kỳ cầm quyền không một lần tới thăm châu Phi. Người này không những chẳng hề coi trọng châu Phi mà thậm chí còn cho rằng châu Phi gây nguy hại cho Mỹ chứ không giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ông Trump vốn rất thích thú với việc lật ngược chính sách và xoá nhoà dấu ấn cầm quyền của người tiền nhiệm. Ông Biden đã bỏ lỡ cơ hội và thời gian tạo nên những sự đã rồi trong quan hệ giữa Mỹ và châu Phi bền vững đến mức ông Trump dẫu có muốn cũng không thể đảo ngược được.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 3/12 đã có cuộc họp khẩn về tình hình Syria, trong đó Nga và Mỹ đã có màn tranh luận nảy lửa, cáo buộc lẫn nhau hỗ trợ khủng bố.
Hôm nay, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức, đồng thời tuyên bố sẽ theo đuổi việc luận tội nếu nhà lãnh đạo này từ chối. Các nước Mỹ, Anh, Nga và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc liên quan đến tình hình chính trường rối ren của quốc gia Đông Á này.
Sau khi bất ngờ tuyên bố tình trạng thiết quân luật và phải đảo ngược quyết định của mình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức hoặc bị luận tội.
Việc Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden chỉ ít ngày trước khi rời nhiệm sở ân xá cho chính con trai mình hiện là chủ đề được bàn thảo sôi động ở cả bên trong lẫn bên ngoài nước Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc, Đô đốc Kim Myung Soo đã ra lệnh cho quân đội duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài sau khi Quốc hội bỏ phiếu bác tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol, hãng tin Yonhap đưa tin ngày 4/12.
Nhật Bản, Mỹ đang theo dõi sát diễn biến tại Hàn Quốc, Nga lo ngại khả năng phương Tây sẽ áp lệnh trừng phạt với Seoul.
0