Tổng thống Brazil Lula hủy tham dự Hội nghị BRICS

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ không thể tham dự trực tiếp Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) năm nay diễn ra tại Nga do chấn thương mà ông gặp phải hồi đầu tuần.

Hội nghị kéo dài ba ngày, diễn ra tại thành phố Kazan, Nga, dự kiến bắt đầu vào thứ Ba ngày 22/10. Ông Lula dự kiến sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề sự kiện. Tuy nhiên, do kế hoạch thay đổi, Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira sẽ đại diện tham dự hội nghị.

Văn phòng Tổng thống Brazil cho biết, theo lời khuyên của bác sĩ, tổng thống sẽ không thực hiện chuyến bay dài tới dự Hội nghị BRICS ở Kazan do tạm thời không đủ sức khỏe. Thay vào đó, ông sẽ tham gia hội nghị qua hình thức trực tuyến và sẽ trở lại lịch trình làm việc bình thường vào cuối tuần.

Chính trị gia kỳ cựu 78 tuổi đã nhập viện sau khi bị chấn thương trong một sự cố không được tiết lộ tại nhà riêng vào hôm 19/10. Theo Bệnh viện Sirio-Libanes ở thành phố Sao Paulo, Tổng thống Lula da Silva bị va đập mạnh vào phía sau đầu. Truyền thông địa phương cho biết ông bị trượt ngã trong phòng tắm.

Bệnh viện cho biết "Bác sĩ đã khuyến cáo ông nên tránh các chuyến bay dài sau khi thăm khám”. Ngay sau đó Tổng thống Lula đã được xuất viện và trở về nhà.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York vào ngày 24/9/2024. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images

BRICS được thành lập vào năm 2009, với 4 thành viên ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và năm 2011 có thêm sự tham gia của Nam Phi. Năm nay, 5 quốc gia gồm Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia cũng chính thức trở thành thành viên BRICS.

Hợp tác của BRICS dựa trên 3 trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế-tài chính, văn hóa-giao lưu nhân dân. Các cơ chế hợp tác nổi bật bao gồm Hội nghị Thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, các hội đồng, liên minh, cơ chế hợp tác chuyên ngành và các cơ chế đối thoại với các nước không phải thành viên.

Với việc mở rộng thành viên, BRICS đang dần trở thành một tập hợp lực lượng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có quy mô lớn nhất thế giới và tiềm lực ngày càng to lớn, đã và đang trở thành một tổ chức đa phương có uy tín và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng, cơ chế hợp tác toàn diện, nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của đông đảo các quốc gia trên thế giới. Điều đặc biệt là BRICS hiện có 02 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; 06 thành viên G20; nhiều thành viên là các nước tầm trung.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.