Tổng thống Hàn Quốc: Tại sao cảnh sát không phản ứng khi nhận 11 cuộc gọi cầu cứu?

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vô cùng giận dữ vì cảnh sát không phản ứng kịp thời, dù nhận được 11 cuộc gọi cầu cứu trong đêm xảy ra thảm kịch Itaewon.

Theo Yonhap, trong ngày 1/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nhận được danh sách các cuộc gọi đến đường dây nóng 112 vào đêm xảy ra thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon. Một quan chức thuộc văn phòng Tổng thống tiết lộ, ông Yoon đã vô cùng tức giận khi cảnh sát không có phản ứng kịp thời trước các cuộc gọi đề nghị can thiệp của người dân.

 

"Tổng thống đã yêu cầu xác định rõ ràng các tình huống liên quan phản ứng của lực lượng hành pháp. Những đối tượng tắc trách sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật", nguồn tin của Yonhap cho biết.

Cũng trong ngày 1/11, nội dung các cuộc gọi cầu cứu trước khi thảm kịch xảy ra ở Itaewon cũng được chính phủ Hàn Quốc công bố. Cuộc gọi đầu tiên được ghi nhận vào hồi 18h43, người gọi nói rằng con hẻm cạnh khách sạn Hamilton ngày càng trở nên đông đúc đến đáng sợ.

"Con hẻm đó đang vô cùng nguy hiểm, tôi cảm giác rằng có thể bị chèn ép đến chết bởi vì dòng người liên tục đổ về, không còn chỗ đi xuống. Tôi đang cố thoát ra, nhưng có quá nhiều người tại đây, cảnh sát cần tới để kiểm soát tình hình", người đề nghị hỗ trợ nói trong cuộc gọi đầu tiên.

 

Sau đó, lực lượng cảnh sát nhận được thêm 10 cuộc gọi với nội dung tương tự, cuộc gọi cuối cùng được ghi nhận vào hồi 22h11, chỉ 20 phút trước khi thảm kịch xảy ra. "Mọi thứ rất hỗn loạn, những người ở đây sẽ chen lấn nhau tới chết", người gọi cuối cùng kêu gào trong vô vọng.

 

Theo Yohap, lực lượng cảnh sát chỉ xuất hiện tại hiện trường sau cuộc gọi thứ 4. Hiện chưa rõ nguyên nhân họ không có mặt sớm hơn và liệu cảnh sát có triển khai biện pháp nào để kiểm soát đám đông hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.