Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư với Israel
Vết rạn lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Israel
Tuyên bố này của ông Biden cho thấy sự rạn nứt lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào ngày 7/10/2023.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra tối hậu thư với Israel sau nhiều cuộc điện đàm từ giữa tháng 2 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông Biden đã thúc giục ông Netanyahu xem xét lại kế hoạch tấn công vào thành phố đông đúc ở miền nam Gaza, nơi vốn là tuyến đường quan trọng cho viện trợ nhân đạo.
Theo các quan chức Mỹ, các cuộc gặp trực tuyến và trực tiếp giữa các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ và những người đồng cấp Israel đều nhằm mục đích gửi đi cùng một thông điệp, đó là có nhiều cách khác để truy lùng Hamas mà không cần tấn công vào một thành phố, nơi hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.
Ở nhiều cấp độ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các trợ lý của ông đã cảnh báo ông Netanyahu rằng một cuộc tấn công quy mô lớn vào Rafah sẽ không được hỗ trợ bởi vũ khí Mỹ. Các quan chức Nhà Trắng hôm 9/5 cho biết rằng đó là thông điệp mà Nhà Trắng tin rằng chính phủ Israel đã hiểu rõ.
Tuy nhiên, công khai những cảnh báo đó là một bước đi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden từ lâu đã muốn tránh, bởi một động thái như vậy sẽ tạo ra một bước ngoặt gây ra vết rạn nứt lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Israel kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu nổ ra. Ngay cả dưới áp lực từ những người cấp tiến trong đảng Dân chủ, Tổng thống Joe Biden vẫn cẩn trọng nhằm tránh công khai cho thấy sự rạn nứt trong quan hệ với ông Netanyahu.
Tuy nhiên, trong các cuộc họp nội các chiến tranh của Israel, quyết định tấn công Rafah dường như sắp được đưa ra. Lực lượng Phòng vệ Israel hiện đã thiết lập sự hiện diện ở Rafah và dọc biên giới, phong tỏa hai điểm tiếp nhận viện trợ và cảnh báo về một cuộc tấn công lớn hơn sắp xảy ra.
Các quan chức cho biết Mỹ cho rằng, cuối cùng Tổng thống Biden cũng nhận thấy những lời cảnh báo của mình đã không được chú ý và vì vậy ông đã thay đổi hướng đi.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh tạm dừng cung cấp cho Israel 3.500 quả bom mà các quan chức Mỹ lo ngại sẽ được thả xuống Rafah. Vào ngày 8/5, phát biểu trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN tại một trường cao đẳng cộng đồng ở bang Wisconsin, ông Biden đã nói rõ ràng với thế giới những gì ông đã nói với ông Netanyahu một cách riêng tư.
“Nếu họ tiến vào Rafah, tôi sẽ không cung cấp vũ khí”, ông Biden tuyên bố.
Tối hậu thư không phải điều bất ngờ
Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết thông điệp này sẽ không gây ngạc nhiên cho Israel.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết: “Tôi có thể đảm bảo rằng rằng những quan ngại cũng như tuyên bố trực tiếp và thẳng thắn mà Tổng thống đưa ra trong cuộc phỏng vấn nhất quán với những gì ông đã nói với Thủ tướng Netanyahu và các quan chức Israel”.
Cũng theo ông Kirby, chính phủ Israel “từ lâu đã hiểu” rằng một cuộc tấn công lớn vào Rafah sẽ ảnh hưởng đến các chuyến hàng vũ khí của Mỹ trong tương lai.
Dù biết hay không về quan điểm của tổng thống Joe Biden, nhưng các quan chức Israel đều phản ứng sốc trước tuyên bố công khai này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 9/5 tuyên bố: “nếu cần đứng một mình, chúng tôi sẽ đứng một mình. Tôi đã nói rằng, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ chiến đấu đơn độc”. Ông Netanyahu cũng cho rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mắc sai lầm sau khi tạm dừng cung cấp bom cho Israel.
Các quan chức Israel cũng tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của thông báo của ông Biden. Người phát ngôn của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari cho biết Israel đã có sẵn những loại vũ khí cần thiết cho các nhiệm vụ mà nước này đang lên kế hoạch.
Ngoài những quả bom loại 2.000 pound (trên 900 kg), Mỹ cũng có thể hoãn cung cấp đạn pháo cho Israel nếu Rafah bị tấn công. Mặc dù có kích thước nhỏ hơn bom, nhưng chính quyền Mỹ coi đạn pháo là vũ khí có thể được sử dụng bừa bãi và thiếu chính xác, có thể gây thiệt hại nguy hiểm ở các khu vực đô thị.
Những nghi ngờ xung quanh ý định của Israel ở Rafah
Israel tuyên bố chiến dịch hiện tại của họ ở Rafah có quy mô “hạn chế” và các quan chức Mỹ cũng công khai nhận định như vậy. Nhưng trong hậu trường, vẫn còn những nghi ngờ về ý định của Israel khi nước này chỉ cung cấp cho Mỹ thông tin ở mức độ hạn chế về kế hoạch tấn công.
Trong suốt cuộc xung đột, Tổng thống Biden dường như ngày càng thất vọng với Thủ tướng Israel Netanyahu, ngay cả khi ông Biden công khai khẳng định rằng sự ủng hộ của mình đối với nhà nước Israel là không hề lay chuyển.
Tổng thống Biden đã nói rõ rằng cho dù cuộc chiến Israel-Hamas diễn ra theo chiều hướng nào, Mỹ sẽ vẫn là đồng minh vững chắc nhất của Israel chừng nào ông còn là tổng thống.
Tuy nhiên, các cố vấn của ông Biden cho biết, sự ủng hộ mà ông Biden dành cho Israel khác với sự ủng hộ mà ông dành cho cá nhân Thủ tướng Netanyahu.
“Israel không giống như ông Netanyahu,” một cố vấn cấp cao của ông Biden nói với CNN.
Rafah không phải là điều duy nhất gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo. Theo lời kể của các cố vấn thân cận của Tổng thống Biden, việc IDF vô tình giết chết 7 nhân viên cứu trợ của tổ chức World Central Kitchen ở Gaza vào đầu tháng 4, trong đó có một công dân Mỹ, đã khiến Tổng thống Biden mất kiên nhẫn.
Các cố vấn của Tổng thống Mỹ cho biết khi biết tin này, ông Biden đã bày tỏ sự tức giận. Ông nói rõ với các cố vấn rằng ông coi cái chết của các nhân viên cứu trợ là một sự cố không thể chấp nhận được và rằng thời điểm đó đòi hỏi phải có một phản ứng mới. Các trợ lý của ông Biden sau đó đã nhanh chóng sắp xếp một cuộc điện đàm với ông Netanyahu.
Trong cuộc gọi ngắn gọn, Tổng thống Biden đã đưa ra cảnh báo mới cho Thủ tướng Netanyahu: nếu Israel không đi đúng hướng, Mỹ sẽ xem xét lại cách hỗ trợ cho đồng minh của mình trong cuộc xung đột.
Tuyên bố này là dấu hiệu rõ ràng nhất rằng, sau sáu tháng nổ ra xung đột tại Gaza, Tổng thống Biden đã bắt đầu xem xét nghiêm túc việc đặt điều kiện cho sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel. Nhưng ngay cả khi đó, vẫn chưa ai biết chính xác tuyên bố đó của ông Biden sẽ dẫn tới điều gì và những hành động nào của Israel cuối cùng sẽ khiến Tổng thống Biden đưa ra quyết định.
Trong thời gian sau đó, Nhà Trắng đã ca ngợi Israel vì đã thực hiện các bước đi để tăng cường viện trợ nhân đạo, bao gồm cả việc mở thêm các cửa khẩu.
Tuy nhiên, vấn đề Rafah vẫn chưa được tháo gỡ. Các quan chức Israel cho rằng họ cần phải truy lùng Hamas trong thành phố này, ngay cả khi các quan chức Mỹ cho biết họ chưa thấy Israel có kế hoạch bảo vệ dân thường ở đó.
Theo những nguồn thạo tin, các cuộc họp giữa hai bên về vấn đề này đã không đạt được sự đồng thuận. Các quan chức Nhà Trắng cho rằng kế hoạch bảo vệ dân thường của Israel vẫn chưa đủ thuyết phục và đã tuyên bố rõ ràng trong các tuyên bố công khai rằng một cuộc tấn công vào Rafah sẽ dẫn đến một thảm họa nhân đạo.
Ngày 9/5, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết: “Tổng thống đã nói rõ trong vài tuần qua rằng Mỹ không hỗ trợ một chiến dịch trên bộ lớn ở Rafah, nơi có hơn một triệu người đang trú ẩn mà không còn nơi nào an toàn để đi”. “Tổng thống đã nói điều đó một cách công khai và ông ấy đã nhiều lần truyền đạt điều đó thẳng thắn với Thủ tướng Netanyahu”.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
0