Tổng thống Nga có thể thăm Pháp vào năm 2024
Ông Macron được cho là đã đưa ra phát biểu trên trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ với đài truyền hình nhà nước France 5 ngày 20/12. Khi được hỏi về lễ kỷ niệm sắp tới và liệu nhà lãnh đạo Nga có tham dự sự kiện này hay không, ông Macron cho biết điều đó có khả năng xảy ra nếu ông Putin “tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình và thay đổi tình hình” với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.
Tại cuộc họp báo tuần trước, ông Macron đã nói với các phóng viên rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến mối quan hệ với Nga “gần như không thể” nhưng ông sẵn lòng nhận cuộc gọi từ Tổng thống Nga Putin nếu ông Putin đồng ý về một nền hòa bình “tôn trọng luật pháp quốc tế, do đó tôn trọng lợi ích và chủ quyền của Ukraine”.
“Tôi chưa thay số điện thoại của mình”, nhà lãnh đạo Pháp khi đó nói.
Phát biểu của Tổng thống Macron được đưa ra nhằm đáp lại bình luận của người đồng nhiệm Nga Putin trong cuộc họp báo cuối năm diễn ra vào thứ Năm tuần trước. Khi đó, Tổng thống Nga đã lưu ý rằng Nga có “mối quan hệ khá tốt” với Pháp nhưng Tổng thống Pháp Macron đã cắt đứt mối quan hệ đó. Khi được hỏi liệu Moscow có quan tâm đến việc nối lại quan hệ với Paris hay không, ông Putin nói “có”, “nếu có sự quan tâm”.
Lần gần đây nhất Tổng thống Nga Putin tham dự các buổi lễ ở Normandy là vào năm 2014. Điện Elysee đã không mời Tổng thống Nga tham dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày diễn ra cuộc đổ bộ lên Normandi vào năm 2019, mà không đưa ra lời giải thích. Khi được hỏi về việc này vào thời điểm đó, Tổng thống Nga đã gạt đi và nói rằng ông khá bận.
“Nhưng nếu chúng ta đang tưởng tượng ra các thuyết âm mưu, có thể các nhà lãnh đạo phương Tây muốn có cuộc trò chuyện riêng trước khi liên lạc với chúng tôi”, ông Putin nói với các phóng viên vào thời điểm đó. “Điều đó không thực sự quan trọng. Điều quan trọng là sự thật về lịch sử và về thảm kịch khủng khiếp đã xảy ra với nhân loại trong Thế chiến thứ hai.”
Mối quan hệ lạnh nhạt giữa hai bên xảy ra sau một loạt các sự kiện, trong đó các chính phủ phương Tây đã bỏ qua vai trò của Liên Xô trong chiến thắng của quân Đồng minh, khiến Moscow phàn nàn về chủ nghĩa xét lại lịch sử.
Ngày 6 tháng 6 năm 1944, quân đội Đồng minh rầm rộ đổ bộ lên bãi biển Normandy (Pháp), và chính thức mở mặt trận thứ hai nhằm đánh bại quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khiến Normandy từ đó đi vào lịch sử như một địa điểm của chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Hai tuần sau đó, Hồng quân Liên Xô đã phát động Chiến dịch Bagration, đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã./.
(Theo RT)
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
0