Tổng thống Nga nêu quan điểm về hàng loạt vấn đề nóng

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/10 đã có cuộc gặp với lãnh đạo các cơ quan báo chí từ các quốc gia BRICS tại Moscow, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Kazan từ ngày 22-24/10.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc gặp lãnh đạo các cơ quan báo chí trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga từ ngày 22-24/10.

Tăng trưởng kinh tế của các nước BRICS và Nam bán cầu

Đối với các thành viên BRICS như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, sự tăng trưởng tiềm năng kinh tế sẽ đi kèm với sự gia tăng ảnh hưởng của họ trên thế giới, Tổng thống Putin cho biết.

Dự kiến ​​các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Saudi Arabia sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tích cực trong khi Đông Nam Á và châu Phi sẽ tăng trưởng vượt trội, Tổng thống Nga lưu ý.

Sự mở rộng của BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc mở rộng BRICS là bước đi đúng đắn, vì điều đó làm tăng thẩm quyền và ảnh hưởng của tổ chức này trên thế giới.

“Thực tế cho thấy chúng ta đã có một bước đi đúng đắn và tốt đẹp liên quan đến việc mở rộng. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng điều này sẽ làm tăng sự quan tâm đến tổ chức, ảnh hưởng trên thế giới và thẩm quyền. Chúng ta đã thấy điều này”, ông Putin phát biểu.

Các nước BRICS nên đối xử tôn trọng với các thành viên mới, Tổng thống Nga Putin nói thêm. “Tất cả các thành viên của hiệp hội nên tôn trọng lợi ích của các quốc gia mới tham gia. Trong năm nay, chúng tôi đã làm mọi việc để dần dần đưa tất cả các thành viên mới của chúng tôi vào công việc của tổ chức”, ông Putin cho biết.

Quan hệ Nga-Trung

Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, có tính đến lợi ích của nhau, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.

“Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, có tính đến lợi ích của nhau. Đây không phải là một câu sáo rỗng, mà là cách thực sự, chúng tôi lắng nghe nhau”, ông Putin phát biểu trong cuộc họp với đại diện truyền thông của các quốc gia thành viên BRICS.

Tổng thống Putin cũng khẳng định rằng Nga không can thiệp vào quan hệ Mỹ-Trung.

Tình hình Trung Đông

Tổng thống Nga Putin cho biết cuộc chiến ở Dải Gaza cần phải kết thúc bằng việc thành lập Nhà nước Palestine “hoàn chỉnh”, đồng thời thúc giục nhóm "Bộ tứ Trung Đông" tái hoạt động để tiếp tục các nỗ lực hòa giải trong khu vực. “Giải pháp chính cho vấn đề Palestine là thành lập một Nhà nước Palestine hoàn chỉnh. Phía Nga đã duy trì lập trường này kể từ thời Liên Xô”, ông nói.

Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh việc nhóm "Bộ tứ Trung Đông", bao gồm Liên hợp quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga hoạt động trở lại, để tiếp tục các nỗ lực hòa giải xung đột Israel-Palestine và khởi xướng một tiến trình hòa bình.

“Mỹ đã phạm sai lầm khi phá vỡ công việc của Bộ tứ. Sẽ dễ dàng hơn nếu phối hợp tất cả các vị trí. Mỹ đã tiếp quản, độc quyền các nỗ lực hòa bình, chịu toàn bộ trách nhiệm và cuối cùng đã thất bại”, ông Putin cho biết.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng người Palestine “sẽ không rời khỏi” Dải Gaza, cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo của khu vực này sẽ chỉ làm tăng số lượng những người quyết tâm “bảo vệ lợi ích của họ”.

Trật tự thế giới mới

Nga không cố gắng định hình lại trật tự thế giới vì điều đó diễn ra tự nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

“Ông ấy (Salaheddin Maghawri, Phó Tổng biên tập Cơ quan thông tấn Trung Đông MENA) đã nói những gì chúng tôi tuyên bố và đang nỗ lực để tổ chức lại trật tự thế giới. Chúng tôi không thực sự nỗ lực, mọi thứ diễn ra tự nhiên. Chúng tôi chỉ đơn giản nói rằng đây là một quá trình tất yếu và chúng tôi phải phản ứng phù hợp”, ông Putin nói, đồng thời cho biết thêm rằng những thay đổi trên thế giới đã bắt đầu ngay cả trước cuộc xung đột ở Ukraine và Nga đang cố gắng đóng góp vào những thay đổi đó.

Quan điểm của Ukraine về vũ khí hạt nhân

Các báo cáo về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân ở Ukraine là một hành động khiêu khích khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Trước đó, hôm 17/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu trong Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Châu Âu (EU) tại Brussels rằng, Ukraine cần được mời tham gia NATO, nếu không, Kiev sẽ phải dùng đến vũ khí hạt nhân. Tờ báo Bild, trích lời một quan chức Ukraine giấu tên, đưa tin rằng Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng vài tuần để chống lại Nga nếu phương Tây từ chối chấp nhận Ukraine là thành viên NATO.

“Đây là một hành động khiêu khích khác”, Tổng thống Nga Putin khẳng định, đồng thời nói thêm rằng bất kỳ bước đi nào của Ukraine trong việc tạo ra vũ khí hạt nhân sẽ phải đối mặt với phản ứng thích đáng.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, việc tạo ra vũ khí hạt nhân trong thế giới hiện đại không khó, nhưng không rõ liệu Ukraine có đủ khả năng làm được hay không.

Ông cũng khẳng định, Nga sẽ không cho phép vũ khí hạt nhân xuất hiện ở Ukraine trong bất kỳ trường hợp nào, đồng thời nói thêm rằng Nga sẽ theo dõi xem có quốc gia phương Tây nào muốn chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine hay không.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.

Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.

Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.