Tổng thống Pháp tin Ukraine có thể sẽ sớm bị đánh bại
Vài tuần sau khi một số công dân Pháp chiến đấu cho Kiev thiệt mạng trong một cuộc tấn công tên lửa của Nga, Tổng thống Pháp Macron đã có hàng loạt phát biểu đáng chú ý về Ukraine.
Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU ở Paris vào cuối tháng 2, ông Macron đã từ chối loại trừ khả năng NATO can thiệp vào Ukraine. Mặc dù ý tưởng này nhanh chóng bị hầu hết các thành viên NATO và tổng thư ký của tổ chức này bác bỏ, nhưng ông Macron vẫn tiếp tục tuyên bố sẽ “không có giới hạn” đối với sự hỗ trợ của Pháp dành cho Kiev và gọi Nga là “kẻ thù”.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng Quân đội Pháp Pierre Schill tuyên bố rằng quân đội nước này đã “sẵn sàng”, có lẽ là cho một cuộc chiến.
Moscow đã lên án mạnh mẽ phát biểu của ông Macron và cảnh báo NATO không nên thực hiện thêm các động thái thù địch. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, việc triển khai binh lính phương Tây tới Ukraine sẽ khiến xung đột trực tiếp với Nga là điều “không thể tránh khỏi”.
Bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp quốc gia và là đối thủ của Macron trong cuộc bầu cử năm 2022, tuần trước đã cáo buộc Tổng thống Pháp lợi dụng vấn đề Ukraine vì lợi ích chính trị bầu cử trong nước. Các cuộc thăm dò cho thấy người Pháp ủng hộ việc giúp đỡ Kiev về vũ khí và tiền bạc, nhưng không muốn quân đội nước này tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Những lo ngại rằng Kiev có thể thua trong cuộc chiến dường như dựa trên một số đánh giá của quân đội Pháp bị rò rỉ hồi đầu tháng này trên tờ Marianne. Một báo cáo được thực hiện sau chiến dịch phản công mùa hè của Kiev đã kết luận rằng Ukraine không thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột bằng biện pháp quân sự.
Vài ngày sau, nhật báo Le Monde cho rằng cuộc thảo luận của Tổng thống Macron về việc có thể triển khai quân tới Ukraine đã có từ tháng 6 năm 2023, khi cuộc phản công của Ukraine mới bắt đầu.
Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, Tướng Pierre Schill cũng nói với hãng tin này rằng các tuyên bố công khai của ông Macron “trước hết là một thông điệp chính trị và chiến lược” gửi tới Nga về “ý chí và cam kết” của Pháp, chứ không phải một sự leo thang thực sự./.
(Theo RT)
Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.
Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).
Sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất nước Đức, đang thử nghiệm việc xây đường băng từ một loại vật liệu đặc biệt, bền vững với môi trường là nhựa đường được làm từ vỏ hạt điều. Nếu thử nghiệm thành công, nhựa đường sinh học này sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của thành phố.
0