Tổng thống Pháp tuyên bố sớm bổ nhiệm Thủ tướng mới
Tổng thống Macron nói trong bài phát biểu rạng sáng ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam), sau khi Thủ tướng Michel Barnier từ chức, song không đưa ra gợi ý về bất kỳ nhân vật nào.
Tổng thống Pháp yêu cầu ông Barnier và Chính phủ tiếp tục giữ vai trò tạm quyền cho đến khi chính phủ mới được thành lập. Theo Tổng thống Macron, Thủ tướng mới của nước này “sẽ được giao nhiệm vụ thành lập một chính phủ vì lợi ích chung”.
Ông Macron khẳng định một đạo luật đặc biệt sẽ được trình vào giữa tháng 12 để cho phép đánh thuế từ ngày 1 tháng 1 năm tới, dựa trên các quy tắc của năm nay và tránh phải đóng cửa chính phủ.
“Các dịch vụ công sẽ hoạt động trở lại, các doanh nghiệp sẽ có thể làm việc”, ông Macron nói.
Sau đó, chính phủ mới sẽ chuẩn bị luật ngân sách cho năm 2025, cho phép Pháp đầu tư theo kế hoạch vào quân đội, tư pháp và cảnh sát - đồng thời hỗ trợ những người nông dân đang gặp khó khăn.
Tổng thống Pháp cũng đổ lỗi cho những người đối lập ở cánh hữu vì đã lật đổ chính phủ của ông Barnier.
“Họ đã chọn sự hỗn loạn,” ông Macron nói.
Trong khi chỉ trích các đối thủ chính trị của mình, Tổng thống Pháp cũng thừa nhận những gì ông mô tả là trách nhiệm của chính mình với những gì xảy ra với nước Pháp trong thời gian qua.
Tổng thống cho biết phe cực hữu và cực tả đã đoàn kết trong cái mà ông gọi là "mặt trận chống đảng Cộng hòa" và nhấn mạnh: "Tôi sẽ không gánh vác sự vô trách nhiệm của người khác".
Cùng với những khó khăn về chính trị và tài chính trong nước, chưa kể đến mức nợ công ngày càng tăng của Pháp, ông Macron lưu ý rằng đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức quốc tế, trong đó có các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông .
Ông Macron nhìn lại Thế vận hội Paris vào tháng 7-8 vừa qua và hướng tới lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà vào cuối tuần này, lập luận rằng Pháp có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị mới nhất này nếu cả nước quyết tâm thực hiện.
“Hai lần trong năm nay, thế giới đã ngưỡng mộ chúng ta vì điều này,” ông nói, ám chỉ đến việc tổ chức Thế vận hội và việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà. “Vâng, vì đất nước, chúng ta phải làm điều tương tự”.
Trước đó, ngày 5/12, Thủ tướng Barnier đã đệ đơn từ chức, sau khi chính phủ do ông lãnh đạo bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Tổng thống Pháp chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng. Với ba tháng tại nhiệm, ông Barnier đã trở thành thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp.
Trong khi đó, Đài CNN nhận định Pháp sắp khép lại một năm đầy biến động mà không có Thủ tướng hay ngân sách. Ông Macron buộc phải chọn Thủ tướng mới nhưng không dễ tìm được ứng viên nhận được sự ủng hộ từ cả cánh tả lẫn phe cực hữu. Ngân sách cũng cần được thông qua trước hạn chót ngày 21/12 tới.
Nếu bỏ lỡ thời hạn này, Chính phủ vẫn có thể ban hành luật để tránh nguy cơ bị đóng cửa bằng cách cho phép họ thu thuế và trả lương với mức chi tiêu được giới hạn ở mức năm 2024.
Trong khi đó, bầu cử quốc hội trước hạn khó có thể diễn ra sớm vì quốc hội hiện tại phải làm tròn một năm sau cuộc bỏ phiếu lần trước (tức đến tháng 6/2025).
Áp lực phải hành động nhanh chóng
Tổng thống Macron đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng là chỉ định người thay thế ông Barnier có khả năng lãnh đạo một Chính phủ thiểu số trong một Quốc hội mà không có đảng nào nắm giữ đa số. Yaël Braun-Pivet, Chủ tịch Quốc hội và là thành viên đảng của ông Macron, đã thúc giục Tổng thống hành động nhanh chóng.
“Tôi đề nghị ông ấy nhanh chóng quyết định một Thủ tướng mới,” Braun-Pivet ngày 5/12 phát biểu trên đài phát thanh France Inter.
“Không được có bất kỳ sự do dự chính trị nào. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo có thể nói chuyện với mọi người và làm việc để thông qua một dự luật ngân sách mới", ông Braun-Pivet nói thêm.
Quá trình này có thể sẽ đầy thách thức. Truyền thông Pháp đã đưa tin về danh sách rút gọn các ứng cử viên trung dung có thể thu hút được cả cánh tả và cánh hữu trong phổ chính trị.
Vị thế của Tổng thống Macron đã lao dốc không phanh trong nhiều tháng qua. Sự trỗi dậy của tư tưởng chính trị cánh hữu, cũng như thất bại lớn của phe trung dung do ông lãnh đạo trong cuộc bầu cử lập pháp bất ngờ hồi tháng 6 khiến sự ủng hộ của ông ngày một tụt giảm. Sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, các đảng đối lập đã kêu gọi ông Macron từ chức.
Cảnh sát Hàn Quốc tiếp tục khám xét và thu thập tài liệu tại trụ sở Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nằm cạnh Văn phòng Tổng thống.
Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và Quân đội Quốc gia Syria (SNA) đã đạt được lệnh ngừng bắn ở thành phố Manbij, sau nhiều ngày giao tranh ác liệt. Thỏa thuận đạt được thông qua vai trò trung gian của Mỹ.
Lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân Hàn Quốc (PPP) cầm quyền đã lên tiếng ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì ban bố thiết quân luật.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cuộc đàm phán với lãnh đạo các đảng phái khác nhau ,nhằm tìm đồng thuận để thành lập một "Chính phủ vì lợi ích quốc gia" và tránh cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài.
Hàng trăm lọ chứa virus gây chết người đã biến mất khỏi một phòng thí nghiệm ở Australia. Chính quyền bang Queensland đã chỉ thị cho Queensland Health (sở y tế công cộng của Australia) mở cuộc điều tra vụ việc nghiêm trọng này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, bất chấp tuyên bố trước đó về chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nhà lãnh đạo Trung Quốc có nhận lời mời hay không.
0