Tổng thống Putin đánh giá kết quả cuộc xung đột Nga - Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin cũng thảo luận về tình hình toàn cầu và vạch ra các biện pháp khác để đảm bảo an ninh của đất nước, đề ra các mục tiêu chính để tăng cường năng lực phòng thủ của đất nước và thúc đẩy Lực lượng vũ trang trong phiên họp mở rộng của hội đồng Bộ Quốc phòng.
Đà tiến quân trong cuộc xung đột với Ukraine
Nhìn lại năm 2024, Tổng thống Putin gọi đây là năm then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt.
"Năm nay, 189 khu định cư đã được kiểm soát. Nhờ sự chuyên nghiệp và lòng dũng cảm của những người lính, những anh hùng lao động trong ngành công nghiệp quốc phòng và sự ủng hộ của cả nước dành cho quân đội và hải quân, quân đội của chúng ta đang nắm chắc thế chủ động chiến lược”, Tổng thống Putin nói và lưu ý rằng các lực lượng Nga nắm thế chủ động chiến lược dọc theo tiền tuyến.
Ông Putin cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người ở tiền tuyến và hậu phương: "Tôi muốn chân thành cảm ơn những người anh hùng của chúng ta - những người lính và sĩ quan - những người đã chiến đấu quên mình ở tuyến đầu, cũng như các nhân viên của Bộ Quốc phòng, Vệ binh Quốc gia và các dịch vụ đặc biệt. Họ thực hiện ngay cả những nhiệm vụ khó khăn nhất mà không tiếc bản thân hoặc mạng sống của mình để giành chiến thắng và vì Tổ quốc".
Tổng thống nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục cảnh giác và đoàn kết, tái khẳng định cam kết của chính phủ trong việc đảm bảo an ninh của đất nước và đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
Về những thách thức bên ngoài, Tổng tống Putin cáo buộc Mỹ tiếp tay cho cuộc xung đột ở Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí, tiền bạc và cố vấn quân sự. "Trong nỗ lực làm suy yếu đất nước chúng ta và gây ra thất bại chiến lược, Mỹ tiếp tục bơm vũ khí và tiền vào chế độ bất hợp pháp ở Kiev, khuyến khích leo thang xung đột hơn nữa", ông nói.
Theo kết quả thống kê, trong năm nay, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát khoảng 4.500km² lãnh thổ, trong khi lực lượng vũ trang Ukraine kiểm soát chưa đến 1% lãnh thổ vùng Lugansk và 25-30% vùng Donetsk, Zaporizhia và Kherson. Hiện nay, quân đội Nga đang đạt được những bước tiến ổn định, giành quyền kiểm soát trung bình khoảng 30km² mỗi ngày.
"Vào năm 2025, Moscow có kế hoạch giành chiến thắng trong cuộc chiến", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Tham vọng thống trị thế giới của Mỹ
Ông Putin mô tả tình hình quân sự - chính trị toàn cầu vừa đầy thách thức vừa bất ổn, đồng thời chỉ ra các cuộc xung đột đang diễn ra và căng thẳng gia tăng ở nhiều khu vực.
Ông nhấn mạnh tình trạng bạo lực dai dẳng ở Trung Đông và nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng ở những nơi khác: "Máu ở Trung Đông không ngừng đổ, và có khả năng xảy ra xung đột đáng kể ở một số nơi khác trên thế giới".
Ông cũng cáo buộc Mỹ tiến hành chiến tranh bí mật và thực thi chính sách kiềm chế đối với các quốc gia mà họ gọi là đối thủ, bao gồm cả Nga. "Mỹ áp đặt cái gọi là 'quy tắc' của mình lên cộng đồng quốc tế, liên tục thay đổi và thao túng theo ý mình. Đối với họ, quy tắc ổn định duy nhất là không có quy tắc nào cả. Chúng ta thấy chính quyền Mỹ và phương Tây không ngừng nỗ lực duy trì sự thống trị của họ, áp đặt các quy tắc của họ lên cộng đồng toàn cầu và thao túng theo cách họ thấy phù hợp", ông Putin nói.
Sự hình thành các liên minh quân sự - chính trị mới
Ông cũng lưu ý đến sự hình thành các liên minh quân sự - chính trị mới do Mỹ thúc đẩy, đang làm suy yếu các khuôn khổ an ninh đã tồn tại hàng thập kỷ.
Ông Putin bày tỏ quan ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của NATO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và việc chuẩn bị triển khai các tên lửa mặt đất có tầm bắn lên tới 5.500 km. Ông Putin cho rằng: "Liên minh này đang mở rộng sự hiện diện của mình ở châu Á - Thái Bình Dương và đã có kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa này ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương".
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng những hành động đó gây ra những rủi ro đáng kể đối với sự ổn định toàn cầu, làm xói mòn thêm lòng tin và sự hợp tác về an ninh quốc tế.
Mỹ khơi dậy nỗi sợ về mối đe dọa từ Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phơi bày chiến thuật của Mỹ đối với Nga là đẩy đất nước này đến giới hạn đồng thời làm cho người dân của mình hoang mang bằng những mối đe dọa tưởng tượng.
"Dưới cái cớ là mối đe dọa từ Nga, Mỹ làm người dân sợ hãi bằng cách tuyên bố chúng tôi đang có kế hoạch tấn công ai đó. Chiến thuật này rất đơn giản: họ đẩy chúng tôi đến ranh giới đỏ, vượt qua ranh giới đó chúng tôi không thể rút lui, và khi chúng tôi phản ứng, họ làm gia tăng nỗi sợ hãi về mối đe dọa từ Nga".
Ông cũng nhấn mạnh rằng học thuyết quân sự được cập nhật của Nga duy trì chính sách răn đe hạt nhân, bác bỏ cáo buộc về việc sử dụng hạt nhân để đe dọa.
"Chúng tôi đã làm rõ các nguyên tắc cơ bản về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, như được nêu trong các cương lĩnh được cập nhật của chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân. Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa: chúng tôi không đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân - mà đây là chính sách răn đe".
Nga sẽ dỡ bỏ hạn chế INF nếu Mỹ triển khai tên lửa ở châu Âu hoặc châu Á
Tổng thống Putin cảnh báo rằng, Nga sẽ dỡ bỏ các hạn chế tự áp đặt đối với việc triển khai tên lửa tầm trung nếu Mỹ bắt đầu triển khai các hệ thống như vậy.
"Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo rằng việc chấm dứt hiệp ước này sẽ tác động tiêu cực đến an ninh toàn cầu. Nga đã tự nguyện kiềm chế triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn miễn là các hệ thống thuộc loại này của Mỹ không được triển khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới".
Nếu Washington tiếp tục triển khai những hoạt động đó, Moscow sẽ "gỡ bỏ mọi hạn chế tự nguyện", ông tuyên bố.
Ông Putin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quân đội sẵn sàng phát hiện và đánh chặn các vụ phóng tên lửa tầm trung nếu Mỹ triển khai chúng.
"Chúng tôi đã thảo luận về những rủi ro khi Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ phản ứng toàn diện với những mối đe dọa như vậy, với ưu tiên là phát hiện và đánh chặn kịp thời các vụ phóng tên lửa".
Nga cần tạo ra một trung tâm tình báo và trả đũa hợp nhất
Ông Putin cho rằng cần thiết phải thiết lập một trung tâm duy nhất để xử lý thông tin tình báo và phát động các cuộc tấn công.
"Bây giờ, do những phát triển tiên tiến trong ngành công nghiệp quốc phòng, cần phải hình thành một không gian thông tin duy nhất càng sớm càng tốt, kết hợp các công cụ tình báo và phá hủy ở cấp quản lý chiến lược, tác chiến và chiến thuật".
Sớm sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik
Tổng thống Putin chỉ ra rằng, tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik, vừa được thử nghiệm chiến đấu tại Ukraine là vũ khí mới nhất của Nga và sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
"Chúng ta đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang, tăng cường năng lực của họ. Cần phải điều chỉnh tất cả các vấn đề về sản xuất hàng loạt và triển khai các hệ thống tấn công trong nước, bao gồm cả các hệ thống siêu thanh".
Tổng thống nói thêm rằng Nga cần tăng cường sản xuất UAV.
Nga sẽ không để chạy đua vũ trang ngăn cản sự phát triển kinh tế
Nga đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội, Tổng thống Vladimir Putin cho biết.
"Do căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, chúng ta buộc phải thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo an ninh cho Nga và các đồng minh của chúng ta. Chúng ta thực hiện điều này một cách cẩn thận và chu đáo, mà không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã chính thức yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol phải có văn bản giải trình liên quan đến vụ luận tội nhằm vào ông.
Phát biểu với báo giới ngày 16/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết, ông không mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự lễ nhậm chức của mình vào tháng tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 16/12 đã yêu cầu Quốc hội nước này bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ thiểu số do ông lãnh đạo, mở đường cho cuộc bầu cử liên bang mới.
Tại phiên họp mở rộng của hội đồng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tuyên bố, Nga chuẩn bị thành lập một nhánh mới của lực lượng vũ trang chuyên về hệ thống không người lái.
Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland đã đột ngột từ chức chỉ vài giờ trước khi dự kiến trình bày báo cáo kinh tế mùa Thu của Chính phủ.
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra tại một trường học ở bang Wisconsin, Mỹ, vào ngày 16/12. Tay súng sau đó đã tự sát.
0