Tổng thống Putin nêu điều kiện hòa đàm với Ukraine
Các điều kiện mà Tổng thống Putin đưa ra bao gồm: rút quân Ukraine khỏi lãnh thổ các nước Cộng hòa Lugansk và Donetsk, khu vực các tỉnh Kherson và Zaporozhye; Ukraine không gia nhập NATO và tình trạng phi hạt nhân của Ukraine.
Những điều kiện như vậy đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong cuộc gặp với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga được phát sóng trên kênh Telegram của Điện Kremlin.
Điều kiện rất đơn giản. Quân đội Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi các nước Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk, khu vực các tỉnh Kherson và Zaporozhye. Hơn nữa, tôi muốn các bạn lưu ý: chính xác là từ toàn bộ lãnh thổ của các khu vực này trong ranh giới hành chính của chúng tồn tại vào thời điểm họ gia nhập Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Putin nói thêm rằng sau khi Kiev tuyên bố sẵn sàng cho quyết định như vậy và bắt đầu rút quân khỏi các khu vực này, đồng thời thông báo chính thức về việc từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO, Nga sẽ ngay lập tức ngừng bắn và bắt đầu đàm phán.
Vào mùa xuân năm 2022, gần như ngay sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, các cuộc đàm phán đã diễn ra giữa Nga và Ukraine tại Istanbul. Các bên đã xây dựng và ký sơ bộ một dự thảo hiệp ước về tính trung lập vĩnh viễn và đảm bảo an ninh cho Ukraine, được Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc bảo lãnh, nhưng các cuộc đàm phán sau đó đã bị đổ vỡ.
Bài phát biểu của Tổng thống Putin tại Bộ Ngoại giao không hàm ý chuẩn bị một văn bản với các đề xuất giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố này được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra trong cuộc trò chuyện với báo chí.
Nhà ngoại giao Nga tin tưởng rằng những đề xuất được đưa ra đã được Kiev và phương Tây biết đến. Ông Lavrov nhấn mạnh, Tổng thống Nga đã liệt kê tất cả những cử chỉ thiện chí và nhượng bộ của Liên bang Nga kể từ sự kiện Maidan vào tháng 2/2014 nhưng cách tiếp cận mang tính xây dựng của Nga đã bị bác bỏ một cách dứt khoát và gay gắt.
Bộ trưởng Lavrov lưu ý: “Tổng thống một lần nữa kêu gọi chúng ta hãy lắng nghe”.
Ông Lavrov kêu gọi phương Tây lắng nghe những đề xuất của Tổng thống Putin và nhắc lại rằng trước đây, vì bị từ chối. “Thành thật mà nói, tôi không quan tâm liệu phương Tây có tin tưởng Nga hay không, nhưng họ phải nhận thức được điều đó trong tình hình thực tế”, Bộ trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Các đại sứ Nga ở nước ngoài sẽ chuyển tới chính quyền các nước các đề xuất của Tổng thống Putin nhưng “chúng tôi sẽ không chạy theo bất kỳ ai. Các đại sứ của chúng tôi sẽ giải thích chi tiết hơn ý nghĩa của chúng, bối cảnh của toàn bộ tình huống này. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có phản ứng”, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga lưu ý.
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ có chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp từ ngày 4-9/1. Đây có thể là chuyến công du cuối cùng của ông Blinken trên cương vị thành viên nội các của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp khẩn về tình hình tại Dải Gaza, thảo luận về cuộc đột kích gần đây của Israel vào bệnh viện Kamal Adwan, ở phía Bắc vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ngăn chặn thương vụ Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với trị giá 14,1 tỷ USD, do lo ngại về an ninh quốc gia.
13 người đã thiệt mạng và 29 người khác bị thương sau khi một chiếc xe buýt du lịch lao xuống vực sâu 48 mét trên con đường nối thành phố Pasto với Ipiales, miền Nam Colombia.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa ký lệnh bãi nhiệm Phó Tổng thống Sara Duterte khỏi Hội đồng An ninh quốc gia.
Một máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Ural Airlines (Nga), đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh tối ngày 3/1 sau khi có báo cáo về sự cố kỹ thuật.
0