Tổng thống Putin phát động cuộc tập trận hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố khởi động một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược. Cuộc tập trận sẽ bao gồm các vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, bộ ba hạt nhân vẫn là sự bảo đảm đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, đồng thời giúp duy trì "sự cân bằng hạt nhân và cán cân quyền lực trên thế giới".

"Với sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro bên ngoài mới, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu".

Ông lưu ý rằng Moscow có kế hoạch cải thiện hơn nữa tất cả các "thành phần" của bộ ba hạt nhân của mình. Tổng thống Putin cho biết Nga muốn duy trì lực lượng hạt nhân của mình ở mức "cần thiết ", nhưng không để bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Theo Tổng thống Putin, lực lượng chiến lược của Moscow được trang bị thiết bị hiện đại tới 94%. Quân đội cũng sẽ nhận được các hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với các thế hệ trước.

Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng thâm nhập phòng thủ tên lửa cao hơn. Theo Tổng thống Putin, Hải quân Nga sẽ được cung cấp tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay ném bom chiến lược hiện đại.

Tồng thống Putin nhấn mạnh rằng bộ ba hạt nhân vẫn là sự bảo đảm đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga

Vào ngày 14/10, NATO đã tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. 13 quốc gia thành viên của khối do Mỹ đứng đầu đã tham gia cuộc tập trận thường niên 'Steadfast Noon', có sự tham gia của khoảng 2.000 quân nhân và hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của tổ chức này.

Điện Kremlin khi đó cho biết, các cuộc tập trận sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh xung đột Ukraine.

Tháng trước, Tổng thống Putin cũng đề xuất cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga. Theo những thay đổi này, hành động xâm lược chống lại Nga và đồng minh thân cận nhất của nước này là Belarus bởi bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào - bao gồm cả Ukraine - "với sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân" sẽ được coi là "cuộc tấn công chung" có thể gây ra phản ứng hạt nhân.

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ Financial Times của Mỹ ngày 22/12 đưa tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đẩy mạnh việc rút nước Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay vào ngày đầu tiên chính quyền mới chính thức hoạt động. Các chuyên gia cho rằng nếu điều này xảy ra sẽ gây ra thảm họa cho ngành y tế toàn cầu.

Syria hiện đang trở thành điểm nóng chính trị, nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng thông qua các chiến lược ngoại giao, quân sự và kinh tế. Vậy những quốc gia nào đang định hình vận mệnh Syria?

Syria đang trở thành điểm nóng chính trị, nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng thông qua các chiến lược ngoại giao, quân sự và kinh tế. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Israel được xem là nhân tố mới định hình tương lai của Syria, thì cuộc chính biến ở quốc gia Trung Đông này đẩy Nga vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc “rút quân hay duy trì sự hiện diện” vào thời điểm xung đột ở Ukraine đang ở giai đoạn quan trọng.

Tây Ban Nha đã khởi động giải xổ số đặc biệt mùa Giáng sinh với tổng giá trị giải thưởng lên tới 2,7 tỷ euro (tương đương 2,8 tỷ USD).

Lễ hội khinh khí cầu lần thứ 5 đã được tổ chức tại Qatar, với khoảng 60 chiếc nhiều hình dạng và chủ đề khác nhau của các đội thuộc 21 quốc gia.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ có hành động đáp trả lực lượng Houthi tại Yemen, sau vụ tấn công bằng tên lửa của nhóm này nhằm vào thủ đô Tel Aviv.