Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới. Sắc lệnh được công bố trong ngày hôm nay, 19/11, cùng với phiên bản sửa đổi của tài liệu quan trọng này.

Theo sắc lệnh mới được công bố, nguyên tắc cơ bản của học thuyết nhấn mạnh vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới đối với Liên bang Nga, nước này cần phải điều chỉnh các điều kiện cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.

Theo học thuyết mới, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự xâm lược của các thế lực thù địch và các khối quân sự sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc kho vũ khí thông thường lớn. Chính sách này cũng áp dụng với các quốc gia cung cấp không gian chủ quyền của mình cho các bên khác chuẩn bị và tiến hành một cuộc tấn công chống lại Nga.

Một cuộc tấn công của một thành viên của một khối, bao gồm cả một khối không có vũ khí hạt nhân, sẽ được coi là một cuộc tấn công của toàn bộ tập thể. Điều tương tự cũng áp dụng khi một quốc gia không chính thức thuộc về một tổ chức quân sự, nhưng lại được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn. Học thuyết nêu rõ mục tiêu của Nga là đảm bảo rằng "kẻ xâm lược tiềm tàng hiểu rằng sự trả đũa sẽ là điều không thể tránh khỏi" nếu Nga bị tấn công. Các đồng minh quân sự của Nga sẽ được hưởng sự bảo vệ tương tự.

Học thuyết này liệt kê mười mối đe dọa cần phải răn đe, bao gồm từ kho vũ khí hạt nhân do các bên thù địch sở hữu cho đến khả năng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt không được kiểm soát và hệ thống phân phối vũ khí. Các mối đe dọa khác bao gồm việc tăng cường quân sự gần biên giới Nga, phát triển hệ thống tên lửa chống đạn đạo, triển khai hệ thống vũ khí thông thường có thể tấn công lãnh thổ Nga và âm mưu phá hoại gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn.

Danh sách các tác nhân kích hoạt trả đũa hạt nhân hiện bao gồm thông tin tình báo đã xác nhận về một cuộc tấn công lớn bằng máy bay, tên lửa và máy bay không người lái của đối phương, một khi các vũ khí đó xâm nhập vào không phận Nga.

Tổng thống Nga vẫn là người đưa ra quyết định về việc có sử dụng kho vũ khí hạt nhân của nước này hay không. Ông cũng có thẩm quyền truyền đạt ý định và hành động của mình liên quan đến các loại vũ khí đó cho các quốc gia nước ngoài.

Học thuyết sửa đổi được công bố vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công sâu vào bên trong nước Nga. Trước đó, Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công như vậy sẽ cấu thành một cuộc chiến trực tiếp giữa NATO và Nga.

Ông Putin một lần nữa cảnh báo phương Tây không cho phép Kiev sử dụng vũ khí chống lại Nga. Nguồn: Reuters

Nga đưa ra cảnh báo

Liên quan tới vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra lời cảnh báo các nước phương Tây không được cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày hôm qua cho biết: việc Ukraine sử dụng những vũ khí này để chống lại Nga đồng nghĩa với việc Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến. “Phản ứng của Nga trong tình huống này sẽ phù hợp và cụ thể”, bà nói thêm trong một bài đăng trên ứng dụng Telegram mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết về phản ứng có thể xảy ra.

Vào cuối tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận binh sĩ Ukraine sẽ không thể vận hành tên lửa do phương Tây cung cấp cho họ. Ông nhấn mạnh rằng chỉ các chuyên gia quân sự phương Tây mới có thể sử dụng vũ khí, điều mà ông cho là phát động một cuộc chiến trực tiếp chống lại Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine đã kéo dài hơn một nghìn ngày và không có hy vọng về giải pháp chính trị hay quân sự trong ngắn hạn. Nguồn: Reuters

Quyết định được hoan nghênh

Ngoại trưởng Ukraine Andrei Sibiga gọi việc Mỹ chấp thuận sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" trong cuộc chiến.

Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) do Mỹ cung cấp, với tầm bắn lên tới 300 km, để tấn công các mục tiêu quân sự ở khu vực Kursk phía tây nước Nga. Trước đó, một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã từ chối bật đèn xanh vì lo ngại xung đột với Moscow sẽ leo thang.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga trong Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, hôm thứ Hai. Ông Macron cho rằng sự thay đổi trong lập trường của Washington là "hoàn toàn phù hợp", đồng thời bày tỏ tiếc nuối rằng tuyên bố cuối cùng của G20 về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine thấp hơn ông mong đợi và lẽ ra có thể "rõ ràng hơn".

Kể từ chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden cho biết họ sẽ sử dụng thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống để đảm bảo Ukraine có thể chiến đấu hiệu quả vào năm tới hoặc tham gia đàm phán hòa bình với Nga "ở thế mạnh".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật - dự luật cấp ngân sách cho Chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025, tránh được nguy cơ phải đóng cửa một phần chỉ vài ngày trước dịp lễ Giáng sinh.

Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.

Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.