Tổng thống Ukraine vạch ra mô hình đàm phán với Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, nước này không loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này chỉ có thể được tổ chức thông qua các bên trung gian.

Trả lời phỏng vấn tờ Philadelphia Inquirer (Mỹ), Tổng thống Zelensky cho biết, Ukraine “có thể tìm ra một hình mẫu” cho một giải pháp tiềm năng để chấm dứt xung đột với Nga. Ông đề cập tới thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian vào năm 2022, cho phép thiết lập hành lang xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine.

Theo ông Zelensky, Ankara và Liên Hợp Quốc đã ký các thỏa thuận riêng với Moscow và Kiev. “Nó đã thành công. Hành lang ngũ cốc khi đó đã tồn tại đủ lâu”, ông Zelensky nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Nguồn: RT

Ông Zelensky cho rằng, các thỏa thuận về “toàn vẹn lãnh thổ, năng lượng và tự do hàng hải” giữa Nga và Ukraine có thể được ký kết theo hình thức tương tự. Ông đề nghị có thể mời các nước khác tham gia hòa giải. “Không ai được nói rằng chỉ có Châu Âu và Mỹ tham gia.” Ông nhấn mạnh rằng các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi hay Nam Mỹ cũng nên tham gia và giúp chuẩn bị các tài liệu đàm phán. Các tài liệu này sẽ được trao cho Moscow và Kiev.

“Cho đến nay, chỉ có mô hình này,” ông Zelensky nói. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng thỏa thuận cuối cùng phải “phù hợp” với Kiev và dựa trên các điều khoản của Ukraine.

Tổng thống Zelensky vạch ra các ưu tiên của Ukraine trong năm 2024 nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Nguồn: Unn.ua

Hai nước láng giềng lâu nay đổ lỗi cho nhau về việc đổ vỡ đối thoại. Gần đây nhất, theo đài RT, Moscow và Kiev đã gần đạt được một thỏa thuận ngũ cốc khác vào tháng 3, nhưng các nhà đàm phán Ukraine đột ngột bỏ đi sau hai tháng đàm phán.

Trước đó, Ukraine đã từ chối chấp nhận các điều khoản của Nga làm cơ sở đàm phán và cáo buộc Moscow không có khả năng đàm phán thiện chí. Cuối năm 2022,  Tổng thống Zelensky thậm chí còn ra sắc lệnh tuyên bố “không thể” tổ chức hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Về phía Nga, Moscow khẳng định sẵn sàng bắt đầu lại các cuộc đàm phán nhưng chỉ khi Kiev từ bỏ các vùng lãnh thổ mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.

Tổng thống Ukraine Zelensky từ lâu đã tìm cách thúc đẩy “công thức hòa bình 10 điểm” của riêng mình, gần đây nhất là trong hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ vào ngày 15-16/6 mà Nga không tham dự. Moscow đã thẳng thừng bác bỏ các điều khoản của ông Zelensky, nhấn mạnh rằng tình trạng của các vùng lãnh thổ mới sáp nhập của Nga là không thể thương lượng. Tổng thống Nga Putin còn yêu cầu thêm vào tháng 6 rằng Kiev phải rút toàn bộ quân khỏi các khu vực mà Nga hiện đang kiểm soát, từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hạn chế quy mô quân đội và trở thành quốc gia trung lập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trưa 2/7, theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Astana dự Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và có chuyến thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người thẳng thắn chỉ trích viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev để hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelenskiy vào ngày 2/7.

Sáng 2/7 theo giờ Việt Nam, siêu bão Beryl đã mạnh lên ở phía Đông vùng Caribê, trở thành cơn bão cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Sáng 2/7, một vụ đâm dao đã xảy ra tại Đại học Sydney ở bang New South Wales, Australia, khiến trường này phải đóng cửa.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc gặp Thủ tướng nước chủ nhà Donald Tusk tại thủ đô Warszawa, trong bối cảnh hai quốc gia đang tìm cách tăng cường hợp tác trước những thách thức an ninh và bất ổn chính trị ở châu Âu.

Lần đầu tiên trong lịch sử gần 170 năm tồn tại, lâu đài Balmoral của Hoàng gia Anh ở Scotland đã mở cửa đón công chúng.