Tổng thống Zelensky nêu chi tiết nhu cầu vũ khí của Ukraine

Tổng thống Ukraine cho biết Kiev cần tới 130 máy bay hiện đại từ các nhà tài trợ nước ngoài.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết Ukraine cần thêm hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu từ các nước đồng minh phương Tây để có thể đạt được tương quan lực lượng với Nga.

Moscow đang chiếm thế thượng phong ở trên không, ông Zelensky thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với AFP ngày 17/5. Ông Zelensky nói: “Tôi tin rằng ngày nay chúng tôi chỉ có khoảng 25% những gì chúng tôi cần để bảo vệ Ukraine. Tôi đang nói về phòng không”.

Về máy bay chiến đấu, Kiev cần từ 120 đến 130 máy bay hiện đại, “để Nga không có được ưu thế trên không”, nhà lãnh đạo Ukraine nêu rõ. Ông nói thêm: “Tổng cộng, chúng tôi cần phi đội F-16 này với số lượng mà tôi đang nói đến để có sự cân bằng”.

Máy bay F-16 của Đan Mạch phô diễn sức mạnh tại một sự kiện.

Trong chuyến thăm Kiev hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đang “tập trung cao độ” vào việc tìm kiếm và chuyển giao cho Ukraine các hệ thống phòng không, trong đó có Patriot. Tổng thống Ukraine Zelensky khi đó đã nói với ông Blinken rằng quân đội Ukraine cần hai khẩu đội Patriot để bảo vệ riêng Vùng Kharkov, nơi lực lượng Nga đang đẩy mạnh tiến quân trong những tuần gần đây.

Tháng trước, Đức hứa sẽ cung cấp cho Kiev thêm một hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất. Đầu tuần này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết các máy bay F-16 sẽ đến Ukraine trong “vài tháng tới”, rút lại tuyên bố trước đó rằng những chiến đấu cơ này sẽ có mặt ở Ukraine “trong tháng tới”. Vào tháng 8 năm 2023, Đan Mạch và Hà Lan cùng cam kết sẽ cung cấp cho Kiev 61 máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ thiết kế.

Các phương tiện truyền thông phương Tây trong những tháng gần đây đã giải thích sự chậm trễ trong việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine là do sự phức tạp trong quá trình đào tạo phi công và việc Ukraine thiếu sân bay thích hợp để có thể tiếp nhận máy bay.

.

Vào cuối tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc bấy giờ là ông Sergey Shoigu cho biết kể từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 5 hệ thống Patriot do Ukraine vận hành bị phá hủy.

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng vũ khí nước ngoài được gửi đến Kiev sẽ không ngăn cản Moscow đạt được các mục tiêu quân sự mà chỉ kéo dài cuộc xung đột và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Theo các quan chức ở Moscow, với việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện quân đội Ukraine có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế đã trở thành các bên tham gia cuộc xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Israel vừa tuyên bố lên án Liên hợp quốc vì bịa đặt chống lại Israel sau khi một ủy ban của Liên hợp quốc cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza phù hợp với đặc điểm của tội diệt chủng.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.

Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại một trường dạy nghề ở thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.

Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.