Toyota thừa nhận buông lỏng quản lý để xảy ra bê bối

Lừa dối người tiêu dùng là con đường ngắn nhất để đẩy một thương hiệu lao nhanh xuống bờ vực. Bê bối gian lận đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và doanh số của Toyota tại Nhật Bản. Hãng này cũng đã phải thừa nhận những sai lầm khi buông lỏng quản lý để xảy ra bê bối.

Vào năm 2023, Toyota liên tục vướng phải những rắc rối sau khi Bộ Giao thông Vận tải Nhật Bản phát hiện các bất thường trong quy trình chứng nhận xe của hãng. Cụ thể, một số quy trình chứng nhận xe mới của Toyota đã không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia tại Nhật Bản.

Đỉnh điểm là vào cuối năm 2023, khi Daihatsu – công ty con của Toyota bị phát hiện đã chỉnh sửa dữ liệu kiểm tra an toàn trên một số mẫu xe để đạt kết quả thử nghiệm tốt hơn. Vụ việc khi đó ảnh hưởng tới khoảng 88.000 xe cỡ nhỏ, phần lớn trong số này được bán dưới thương hiệu Toyota.

Toyota thừa nhận buông lỏng quản lý để xảy ra bê bối.

Những sai phạm ban đầu từ Daihatsu sau đó đã lan sang nhiều mẫu xe ăn khách của Toyota tại Nhật Bản, bao gồm Yaris Cross, Corolla Axio và Corolla Fielder. Đầu năm nay, 3 mẫu xe này đã bị đình chỉ sản xuất, kinh doanh và dự kiến sẽ chỉ trở lại bình thường vào tháng 9 tới.

Trong một thông báo được đưa ra mới đây, Toyota thừa nhận đã buông lỏng quản lý ở nhiều cấp, dẫn tới xảy ra những vụ bê bối gian lận an toàn ở hãng con. Đồng thời, nhà sản xuất này cũng cam kết sẽ cố gắng hết sức để khắc phục tình hình.

Trước những đề xuất của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, Toyota đã nhận ra rằng công tác quản lý chưa đủ sâu sát trong hoạt động cấp chứng nhận, và có nhiều lĩnh vực trong hoạt động cấp chứng nhận mà công ty cần phải cải thiện, như hệ thống quản lý dữ liệu, hay việc thiết lập các nguyên tắc và quy trình rõ ràng.

Toyota sẽ rà soát lại toàn bộ cơ chế và các hệ thống để đảm bảo hoạt động cấp chứng nhận phù hợp hơn.

Toyota sẽ rà soát lại toàn bộ cơ chế và các hệ thống để đảm bảo hoạt động cấp chứng nhận phù hợp hơn, lưu tâm những bất thường và có hành động kịp thời thông qua việc phối hợp giữa các cấp quản lý và nhân sự trực tiếp.

Phạm vi ảnh hưởng bê bối gian lận của Toyota giờ đã không chỉ dừng lại ở thị trường Nhật Bản. Khi người tiêu dùng ngày càng thông minh và khó tính hơn thì các nhà sản xuất càng cần phải chuẩn chỉnh hơn trong các hoạt động của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện tượng ngập nước và thủy kích là một vấn đề khiến nhiều lái xe lo lắng, khi nước vào xe nó không chỉ ảnh hưởng đến động cơ mà còn làm hư hại đến hệ thống điện, trang thiết bị, nội thất cũng như giảm giá trị của chiếc xe.

Được cho là có khả năng vận hành tốt hơn xe xăng khi di chuyển qua vùng nước ngập. Tuy nhiên sau khi xe lội nước, chủ xe điện cũng cần lưu ý kiểm tra một số bộ phận của xe để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.

Cục Đường bộ khuyến cáo, doanh nghiệp trước khi đưa xe vào hoạt động kinh doanh vận tải phải theo dõi tình hình dự báo thời tiết, khảo sát lộ trình tuyến đường, địa điểm nơi đến nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Để gia tăng tính cạnh tranh và thị phần trong phân khúc bán tải, Mitsubishi đã ra mắt Triton thế hệ 6 tại thị trường Việt Nam. Phiên bản mới thay đổi hoàn toàn từ bên trong, bên ngoài cho đến động cơ, có thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Trong số những vấn đề được bàn luận trên các nền tảng mạng xã hội những ngày qua, nhiều người bày tỏ thắc mắc ô tô bị hư hại do cây đổ, ngập nước do thiên tai có được đền bù bởi bảo hiểm hay không và phương án đền bù sẽ như thế nào?

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy siết qua các con đường nơi có nhiều đồi núi hoặc các đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Các tài xế khi di chuyển qua địa hình này luôn phải đối mặt với những nguy hiểm nếu không cẩn trọng.