TP. HCM: Chấn chỉnh thủ tục đăng ký biến động đất đai

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản để chấn chỉnh tình trạng kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian cho người dân.

Vừa qua, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM nhận được nhiều thông tin phản ánh một số chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai vẫn kiểm tra hiện trạng trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận. Việc làm này là không đúng chủ trương cải cách hành chính và không đúng quy định, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân.

Điển hình là hiện tượng cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với cán bộ địa chính phường nơi có bất động sản đang làm thủ tục để đi kiểm tra xem nhà, đất có đúng hiện trạng với giấy phép xây dựng hay không. Trong trường hợp khác với giấy phép xây dựng thì không giải quyết sang tên cho bên nhận chuyển nhượng.

Giám đốc Sở TN&MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng

Theo Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, qua rà soát các quy định của Luật Đất đai hiện hành cũng như các văn bản dưới luật cho thấy, đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, các Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết hồ sơ đăng ký biến động trên cơ sở thông tin về tài sản trên giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu cầu đăng ký thay đổi tài sản).

Văn phòng đăng ký đất đai TP. Thủ Đức đang làm thủ tục cho người dân

Việc kiểm tra xác minh hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép không được quy định trong trình tự, thủ tục đăng ký biến động và cũng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai. Việc không tiếp nhận hồ sơ hoặc dùng giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và trả hồ sơ cho người yêu cầu đăng ký nếu có vi phạm xây dựng sẽ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phải đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ/CP.

Do đó, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM, các chi nhánh quận, huyện và TP. Thủ Đức thực hiện theo đúng quy định nêu trên khi giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đối với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

19.000 căn hộ mới được cung cấp ra thị trường Hà Nội tính từ đầu năm 2024, nhưng giá nhà vẫn không hạ mà còn đắt hơn, đang tạo ra nghịch lý bất thường cho thị trường nhà ở.

UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố”.

Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Tại Công điện số 112 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng, dừng thi công; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng để chống lãng phí.

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản để chấn chỉnh tình trạng kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian cho người dân.

Cách đây 13 năm, ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập. 43 hộ dân ở đơn nguyên 1, tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Từ đó đến nay, nhiều phương án xây dựng lại chung cư này được đưa ra, nhưng vẫn chưa thể thực hiện.