TP. HCM đổi mới chất lượng điều tra nghiên cứu dư luận xã hội
Báo cáo tại hội nghị, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thọ Truyền cho biết, những năm qua, công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội trên địa bàn Thành phố đã được các cấp ủy quan tâm, từng bước đi vào nền nếp, đảm bảo tính kịp thời, chính xác, khách quan, từ đó giúp cơ quan lãnh đạo có thêm thông tin nhằm nhận định, đánh giá đúng hơn, sát thực hơn tình hình tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, so với yêu cầu xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh, có chất lượng sống tốt, là đầu tàu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước trong điều kiện xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu rộng và đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định.
Thực hiện Kết luận 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”, Hướng dẫn 167-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện Kết luận 100-KL/TW của Ban Bí thư; Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị 12-CT/TU, ngày 05/ 4/2017 và Kết luận số 455-KL/TU ngày 28/11/ 2022 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội và chủ động các giải pháp nhằm xây dựng, lan tỏa dư luận xã hội tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển của Thành phố.
Trên cơ sở đó, công tác nắm bắt dư luận xã hội tiếp tục được củng cố, phát huy nhằm tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, địa phương, đơn vị. Việc tiếp xúc với người dân, đặc biệt là thông qua các cuộc khảo sát, điều tra, thăm dò dư luận xã hội là kênh để người dân bày tỏ chính kiến, đóng góp giải pháp phục vụ cho công tác điều hành, quản lý của các cấp ủy đảng và chính quyền, phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung thảo luận, trao đổi xoay quanh 4 nội dung trọng tâm. Cụ thể là chia sẻ kinh nghiệm của cơ quan, đơn vị trong nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; sự vào cuộc, phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các lực lượng trong nắm bắt dư luận, tâm trạng xã hội, định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phòng chống âm mưu, chiến lược diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, nhất là thông tin xấu độc trên internet hiện nay.
Cùng với đó là thảo luận, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kết luận 100 của Ban Bí thư và Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy; đề xuất, kiến nghị các giải pháp, những việc cần làm nhằm đẩy mạnh hiệu quả thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 12-CT/TU và Kết luận số 455-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh, là một đô thị đặc biệt, chịu tác động trực tiếp, nhiều chiều từ các vấn đề, sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, TP. HCM luôn là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Trước tình hình này, đòi hỏi Đảng bộ Thành phố, cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội; tiếp tục chủ động tìm tòi, đổi mới, sáng tạo các hình thức, giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác nắm bắt dư luận xã hội; nhất là nắm bắt tâm tư, tình cảm, kỳ vọng của nhân dân thành phố. Qua đó, khơi dậy sức mạnh từ nhân dân trong thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, khát vọng của thành phố.
Tiếp tục phát huy những kết quả bước đầu đạt được và tập trung khắc phục hạn chế, thiếu sót, đồng chí Nguyễn Hồ Hải yêu cầu, thường trực cấp ủy các đơn vị tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, quản lý đối với công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội. Đặc biệt xem trọng công tác nắm tình hình dư luận xã hội đối với các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân và đời sống xã hội. Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, định hướng dư luận xã hội, góp phần giúp các hoạt động tư tưởng bám sát và phục vụ thực tiễn cuộc sống của người dân; nắm bắt và tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Với nhiều điểm mới trong Nghị định 166 và Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1/1, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cảnh báo, từ hôm nay (2/1), khi các cơ sở đăng kiểm hoạt động trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch, nhiều phương tiện sẽ có thể bị từ chối kiểm định.
Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 9 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Trong đó, dự kiến một số công trình sẽ triển khai hoặc được phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trọng điểm.
Giai đoạn 1 của dự án chỉnh trang và cải tạo vườn hoa Diên Hồng được hoàn thành vào tháng 8 năm 2024. Quận Hoàn Kiếm tiếp tục tu bổ Đài phun nước - công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1901..
0