TP. Hồ Chí Minh gỡ khó trong cải tạo chung cư cũ
Từ hơn chục năm trước, chung cư ở phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh, đã xuống cấp nghiêm trọng. Người dân luôn sống trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng. Các mảng tường tại nhiều căn hộ bị bong tróc. Cầu thang thỉnh thoảng có những mảng bê tông rơi xuống. Dây điện thì chằng chịt vô cùng nguy hiểm.
Chị Hoàng Thị Minh Phương, sống tại chung cư này, cho biết chị vẫn muốn ở khu vực của mình hơn là chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, chị mong muốn được đền bù hoặc cho tái định cư ở một nơi gần với vị trí này khi cải tạo chung cư cũ.
Ông Đặng Văn Sáu (ở phường 14) cho rằng việc tái định cư như vậy phải có đủ khả năng bồi thường cho dân di dời, đồng thời phải phù hợp với nguyện vọng của dân.
Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh cho biết Luật Nhà ở 2023 được thông qua đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc cải tạo chung cư cũ. Đáng chú ý là phương án gom các tòa chung cư thấp tầng vào một vị trí để xây dựng một tòa nhà mới cao tầng, đủ cho cư dân được tái định cư tại chỗ.
Theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: "Tái định cư tại chỗ cho bà con, trước hết là trên địa bàn của phường đó và trên địa bàn của quận đó, còn trường hợp bất khả kháng chúng ta phải tái định cư bà con ở quận lân cận".
Quy định về cải tạo chung cư cũ cũng có những cơ chế hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư. Như, chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư cũ được hưởng lợi nhuận từ 10-15%, thay vì cố định 10% như trước đây. Chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện để tháo dỡ công trình thay vì 100% như quy định cũ.
Doanh nghiệp được chọn làm chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được đề xuất điều chỉnh dự án, như tăng thêm số tầng dự án. Với phần diện tích tầng điều chỉnh tăng thêm, chủ đầu tư chỉ phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Hệ số K sẽ được các địa phương linh động triển khai dựa vào vị trí và giá trị của những ô đất tại khu chung cư, nhà tập thể cũ. Hệ số K sẽ được tính biến động, điều chỉnh cao gấp từ 1 - 2 lần.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, chuyên gia bất động sản, nhận định: "Chung cư cũ ở khu vực trung tâm thành phố có điểm lợi rất lớn về mặt vị trí, tuy nhiên chi phí đền bù giải tỏa, chi phí xây dựng đối với các sản phẩm này chắc chắn sẽ cao và tôi nghĩ những chủ đầu tư lớn, có năng lực tài chính tốt và có khả năng phát triển những sản phẩm cao cấp hoặc những sản phẩm phù hợp có nhiều sự hứng thú".
Ông Kiệt cũng hi vọng việc giải tỏa chung cư cũ là một điểm sáng để tạo được nguồn cung, giúp tạo được sản phẩm và diện mạo mới cho thành phố.
Thực tế cho thấy, ngoài cơ chế, chính sách thì việc cải tạo chung cư cũ còn phụ thuộc khá nhiều vào quyết tâm của chính quyền địa phương. Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh hiện có gần 500 chung cư có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.
Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn tất việc cải tạo, sửa chữa 246 chung cư cũ, xuống cấp. Tổng vốn sửa chữa dự kiến là 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay do chưa bố trí vốn nên không có chung cư nào được cải tạo, sửa chữa.
Luật Nhà ở 2023 sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/8 đưa ra phương án gom nhiều chung cư cũ vào một vị trí để xây dựng cao tầng, giúp người dân được tái định cư tại chỗ. Điều này phần nào giúp tháo gỡ những khó khăn đã tồn tại nhiều năm qua trong việc cải tạo chung cư cũ ở các đô thị lớn.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
0