TP.HCM công bố dịch sởi
Hơn ba tuần trước, bệnh nhi 13 tháng tuổi nhập viện Nhi đồng TP.HCM do sởi. Người nhà cho biết bệnh nhi bị đái tháo đường tuýp 1 bẩm sinh nên dù đã mắc sởi trước đó, bệnh nhi vẫn bị tái nhiễm.
Một bệnh nhi khác từng được điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Nhi 2 tỉnh Lâm Đồng với triệu chứng ban đầu là viêm họng cấp. Khi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM thì được xác định bị sởi. Trước đó, bệnh nhi chưa được tiêm vắc-xin phòng sởi.
Từ 23/5 đến 18/8, TP.HCM phát hiện 170 trường hợp sởi; có 57 phường xã có ca bệnh. Trong khi từ năm 2021 đến 2023, chỉ có một ca xét nghiệm dương tính. Sở Y tế thành phố nhận định một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng cao là do trước đó bị gián đoạn vaccine tiêm chủng khiến miễn dịch cộng đồng yếu đi.
Ngành y tế TP.HCM sẽ tiến hành chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella cho tất cả trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch. Các cơ sở y tế tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, người bệnh phải mang khẩu trang. Tất cả ca sốt phát ban nghi sởi sẽ được báo cáo và lấy mẫu xét nghiệm trong vòng 24 giờ.
Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo khẩn trương tiêm bù, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi để hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và trong môi trường bệnh viện. Chủ động rà soát trẻ thuộc nhóm nguy cơ để được bảo vệ. Đây là hai nhóm giải pháp quan trọng giúp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh sởi.
Ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn, chỉ định tiêm ngừa phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0