TP.HCM đề xuất giải pháp quản lý thương mại điện tử

Sở Công Thương TP.HCM vừa có kiến nghị gửi Bộ Công Thương về triển khai các giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Sở Công Thương, TP.HCM là nơi hoạt động thương mại điện tử diễn ra, phát triển mạnh mẽ hàng đầu trên cả nước,  mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc quản lý chất lượng, ngăn chặn hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vấn đề an ninh mạng, rò rỉ, phát tán dữ liệu cá nhân... trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, nhất là nhà cung cấp từ nước ngoài.

Đáng lưu ý, trong lĩnh vực xúc tiến thương mại đã xuất hiện những dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử như quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ... Những dấu hiệu vi phạm diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây đang gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân phối, bán lẻ và tiêu dùng.

Thương mại điện tử (ảnh minh họa)

Trước thực trạng này, Sở Công Thương TP.HCM đề xuất Bộ Công Thương cần có giải pháp quyết liệt ngăn chặn hiển thị quảng cáo, khuyến mại vi phạm quy định trên các website, nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội... Sở Công Thương TP.HCM cho rằng ngành công thương nên áp dụng biện pháp chế tài nghiêm khắc như ngăn chặn, tạm ngưng hoặc đình chỉ hoạt động tên miền, ứng dụng tại Việt Nam đối với các website, nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội... vi phạm nhiều lần. Bộ Công Thương cần rà soát các quy định pháp luật về thương mại điện tử hiện hành; kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ quy định của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới quốc tế... thúc đẩy tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, Bộ Công Thương cần nghiên cứu và thúc đẩy sớm ban hành các quy định cụ thể hơn về thuế quan, thủ tục hải quan và kiểm soát hàng hóa trong thương mại điện tử xuyên biên giới làm cơ sở pháp lý quản lý hiệu quả.

Ngoài ra, Sở Công Thương TP.HCM còn đề xuất các cơ quan chức năng liên quan phải sớm hoàn thiện quy định và chính sách thuế, đảm bảo các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài có cơ chế nộp thuế đầy đủ khi kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời kiểm soát chặt chẽ, thu thuế công bằng đối với sản phẩm nước ngoài bán tại Việt Nam thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới; siết quy định về quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử, phòng ngừa thông tin sai lệch, lừa đảo hoặc kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, không đúng mô tả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.