TP.HCM: Gỡ vướng chi đền bù dự án đường Vành đai 2

Tại TP. HCM, nhờ vận dụng có hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội, ủy quyền để các quận, huyện chủ động điều chỉnh giá đất và giải ngân đền bù, do đó, nhiều dự án giao thông đã tái khởi động. Trong đó có dự án Vành đai 2 thành phố Thủ Đức.

Tại thành phố Thủ Đức, đã có 50 hộ dân đầu tiên trong số hơn 1 nghìn hộ dân đồng thuận nhận bồi thường đền bù giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 2.

Ông Nguyễn Văn Bốn, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, TP. HCM chia sẻ: “Gia đình tôi 9 người, ở chung một hộ khẩu. Có 3 gia đình, ai cũng đồng tình dự án này nhưng quy hoạch quá kéo dài”.

“Dự án đã có từ lâu lắm rồi, nhưng mà bây giờ mới triển khai. Nhìn chung, nhà nước cần phải triển khai nhanh để nhà dân ở đây và riêng gia đình tôi ổn định cuộc sống”, ông Mai Văn Chiểu, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, TP. HCM cho biết.

Mức giá bồi thường được xem là khá tiệm cận giá thị trường, 111 triệu đồng/m2 tại mặt tiền đường lớn, trong hẻm lên tới 78,5 triệu đồng/m2. Mức giá đền bù hợp lý này đã tháo gỡ được nút thắt về giải phóng mặt bằng trong 6 năm qua của dự án.

Dự kiến với 61 ha đất thu hồi để thi công dự án, tổng kinh phí bồi thường mà thành phố Thủ Đức chi khoảng 7.600 tỷ đồng.

Ông Mai Hữu Quyết - Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức, TP. HCM cho biết: “Sau khi Nghị quyết 98 ban hành đã tạo ra một cơ chế cho thành phố Thủ Đức là chủ động . Về công tác bồi thường, khi giao cho địa phương quyết định giá đất sẽ nhanh và sớm hơn. Quan trọng hơn, khi mà địa phương nắm rõ giá giao dịch trên thực tế sẽ đáp ứng được sự mong đợi đồng thuận của người dân cao hơn”.

Chậm thi công từ năm 2019 gây lãng phí giá trị đầu tư kéo dài, đồng thời gây ùn tắc giao thông cho toàn khu vực, dự án vành đai 2 đã có cơ hội tái khởi động khi ngay trong đầu năm mới, tiến độ chi trả tiền đền bù được thành phố Thủ Đức thực hiện khẩn trương. Dự kiến quý 2 năm 2025, 100% mặt bằng sạch sẽ được giao đơn vị thi công, giúp dự án tăng tốc về đích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp". Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ với mong muốn thúc đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số.

Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Các cơ quan chức năng gấp rút xây dựng dự thảo nghị định nhằm đưa ra chế tài cụ thể xử phạt hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Từ ngày 9/1, không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất vùng đồng bằng xuống dưới 10 độ, vùng núi cao 2 độ C. Trong đợt không khí lạnh này, khu vực Hà Nội ban ngày giảm 4 độ, ban đêm giảm 7, độ xuống còn 7-18 độ.

Hoàn Kiếm là một trong những địa bàn được đánh giá là đi đầu và có nhiều nỗ lực trong việc thí điểm triển khai phân loại rác tại nguồn trên toàn bộ địa bàn. Để giám sát việc triển khai phân loại rác tại nguồn, quận đã bắt đầu xử phạt vi phạm theo Luật định.

Theo Luật Bảo vệ môi trường, bắt đầu từ năm 2025, tất cả người dân đều bắt buộc phải phân loại rác từ nhà, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc sau một tuần Luật có hiệu lực thi hành.