TP.HCM tiếp tục thí điểm bỏ đếm giây ở đèn giao thông

TP.HCM sẽ thí điểm bỏ đếm thời gian trên đèn tín hiệu ở bốn giao lộ lớn để theo dõi hành vi giúp hình thành thói quen cho người đi đường và tổ chức giao thông phù hợp. Việc thí điểm chỉ áp dụng ở các nút giao lớn.

Đây là một trong bốn giao lộ mà TP.HCM hiện đang thí điểm bỏ đếm giây trên đèn tín hiệu giao thông. Nếu như với phương án trước đây là bỏ hết đếm lùi thời gian về số 0 và chỉ hiển thị màu đỏ vàng xanh theo từng chu kỳ thì nay đã điều chỉnh sẽ chỉ hiện màu đỏ, các màu còn lại vẫn giữ nguyên chu kỳ đếm lùi.

Bốn nút giao lộ được thí điểm gồm, Nguyễn Đình Chiểu - Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu - Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8 và Mai Chí Thọ - Tố Hữu.

Việc thí điểm chỉ áp dụng ở các nút giao lớn

Việc thay đổi các tín hiệu đèn giao thông không nằm ngoài mục đích nâng cao ý thức người dân, kiềm chế tai nạn. Tuy nhiên, nên hay không nên bỏ đếm lùi ở đèn tín hiệu giao thông thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Có người ủng hộ, người nói không cần thiết. Dĩ nhiên phương án nào cũng sẽ có những ý kiến trái chiều quan trọng là ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, giúp giao thông ở các khu vực này ổn định hơn.

Việc thay đổi các tín hiệu đèn giao thông không nằm ngoài mục đích nâng cao ý thức người dân, kiềm chế tai nạn

Tại họp báo định kỳ về tình hình kinh tế xã hội TP.HCM vừa qua, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết thời gian tới vẫn tiếp tục thực hiện thí điểm bỏ đếm giây ở các đèn tín hiệu giao thông.

Thời gian qua, thành phố đã thực hiện thí điểm tại một số vị trí trên địa bàn để đồng bộ với tín hiệu từ trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị. Từ những đợt thí điểm này, Sở GTVT sẽ ghi nhận ý kiến nhằm phục vụ mục đích nâng cao công tác điều tiết đảm bảo an toàn giao thông.

TP.HCM hiện nay có khoảng 1.200 chốt đèn tín hiệu giao thông xanh, vàng, đỏ. Thời gian qua, TP.HCM đã ứng dụng công nghệ trong giám sát và điều khiển giao thông, cho phép truyền tải dữ liệu thực tế từ các nút giao về Trung tâm Điều hành Giao thông đô thị, từ đó tính toán điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu sao cho phù hợp với lưu lượng phương tiện thực tế.

Sở GTVT sẽ ghi nhận thêm các quan điểm của các chuyên gia về giao thông, ý kiến người tham gia giao thông và tham khảo thêm các quốc gia khác để có điều chỉnh phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.